Đá mỹ nghệ Anh Quân trân trọng giới thiệu tới Quý khách Mẫu mộ đá xanh Rêu ĐẸP của chúng tôi chế tác, lắp đặt cho nhà anh Núi ở Quảng Ninh. Đá xanh rêu có đặc điểm bền vững hơn, già đá hơn và được khai thác nguyên khối từ núi nên Làm mộ đá, lăng mộ đá bằng đá xanh Rêu sẽ tạo nên một công trình kiến trúc hoàn hảo, bền vững mai theo thời gian.
Hoa văn Hoa Lan Tây là họa tiết trang trí rất phổ biến, có mặt ở nhiều công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật… và có ý nghĩa rất lớn đối với cả hệ thống trang trí kinh điển kiểu châu Âu.
LÁ LAN TÂY THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG CÁC HOA VĂN MỘ ĐÁ ANH QUÂN
“Acanthus” được biết đến với cái tên Hoa Lan Tây, ở Việt Nam gọi là cây Ô rô. Loài hoa này được trồng ở các khu hoang dại Nam Âu, có nhiều giống khác nhau nhưng đặc điểm dễ nhận thấy là lá to bản, có răng cưa và mạch lạc về hình thể. Hoa Lan Tây thường gặp trong kiến trúc là: Acanthus Spinosus và Acanthus Mollis.
Mọi chi tiết trong các lĩnh vực nghệ thuật, đều có bắt nguồn từ chính cuộc sống thực. Họa tiết Hoa Lan Tây cũng là một ví dụ điển hình. Từ một loại cây được trồng phổ biến ở châu Âu, Hoa Lan Tây đã được chính người thời xưa đưa vào các công trình kiến trúc để tô điểm cho chúng. Trong đó, người ta coi hình dáng của lá cây làm gợi ý để sáng tạo các chi tiết như cột, đường viền, góc… mỗi khi bắt tay vào thực hiện các tác phẩm đồ họa và điêu khắc.
Cây Lan Tây được người Hy Lạp đưa vào trong trang trí và thiết kế đầu tiên. Sau đó, nó lại trở thành biểu tượng của phong cách châu Âu qua các thời kỳ do tính đa dạng trong các thiết kế ứng dụng và vẻ đẹp quyến rũ của nó. Có lẽ bản thân thế hệ đi trước cũng không ngờ rằng rất nhiều năm sau này, họa tiết Hoa Lan Tây lại trở thành một bộ phận có ý nghĩa rất lớn đối với cả hệ thống trang trí kinh điển của châu Âu. Có thể nói, vắng hoa Lan Tây nghĩa là đã thiếu mất một phần tâm hồn quan trọng của công trình cổ điển.
Trong các công trình phong cách châu Âu cổ điển, người ta có thể biết được công trình đó thuộc phong cách nào thông qua phân biệt các loại lá, tỷ lệ lá. Tuy rằng việc xác định hình thức lá đôi khi cũng khó chính xác vì nó có rất nhiều biến thể các thời kỳ như: Baroque, Rococo, Louis, Tân cổ điển…, lại khác biệt theo từng vùng của mỗi quốc gia. Nhưng vẫn có thể phân biệt thông qua một vài đặc trưng cơ bản.
Rồng chầu hoa cúc nét đặc sắc trong mỹ thuật trung đại ở Hà Nam
Thường thì trong các đồ án đề tài chạm khắc, đắp nổi chiếm vị trí quan trọng là “Rồng chầu mặt nhật” với các họa tiết điểm xuyết như vân ám, lá hỏa, cúc dây, có trường hợp con rồng hóa thân thành cây cúc (cúc hóa long). Song có một đồ án đặc sắc, hiếm gặp là “Rồng chầu hoa cúc” thể hiện trên bệ thờ Phật chùa Long Hoa (thời Trần) và bia đá Lạt Sơn (thời Lê Trung Hưng).
Trong mỹ thuật trung đại ở Hà Nam, đề tài tứ linh: Long, ly, qui, phượng và tứ quí: Tùng, cúc, trúc, mai thường phổ biến trong trang trí kiến trúc và các di vật cổ. Ở đó, mô típ cúc với nhiều hình thức thể hiện giữ một vị trí quan trọng, khi thì tạo thành một đồ án độc lập, hoàn chỉnh, lúc được đan xen với các họa tiết tứ quí, tứ linh khác.
Thường thì trong các đồ án đề tài chạm khắc, đắp nổi chiếm vị trí quan trọng là “Rồng chầu mặt nhật” với các họa tiết điểm xuyết như vân ám, lá hỏa, cúc dây, có trường hợp con rồng hóa thân thành cây cúc (cúc hóa long). Song có một đồ án đặc sắc, hiếm gặp là “Rồng chầu hoa cúc” thể hiện trên bệ thờ Phật chùa Long Hoa (thời Trần) và bia đá Lạt Sơn (thời Lê Trung Hưng).
Bệ đá chùa Long Hoa (thôn Động Tứ, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm) tạo tác vào tháng 6 niên hiệu Đại Trị thứ 5, triều vua Trần Dụ Tông (1364) là một trong ba bệ đá hoa sen thời Trần được phát hiện ở Hà Nam, phản ánh những nét kế thừa của nghệ thuật điêu khắc thời Lý và thời Trần trước đó. Nếu hoa sen được chạm ở những vị trí quan trọng thì hoa cúc thường được điểm xuyết trên các đường diềm ngăn cách giữa các phần khác nhau của bệ thờ. Tại các điểm được trang trí hoa cúc thường thể hiện ở dạng cúc dây. Đó là một dây uốn lượn hình sin đều đặn, giữa mỗi khúc uốn là một bông cúc, những bông hoa có nhiều cánh nhỏ uốn cong tỏa kín. Dạng hoa cúc này thể hiện rất đẹp ở diềm bệ thờ chùa Long Hoa, song song với đường diềm lớn có dây hoa cúc trau chuốt, tỉ mỉ là một diềm nhỏ với dây hoa cúc thể hiện đơn giản hơn. Dây hoa và hoa cúc chỉ là những nét chìm, mảnh. Đó chính là dạng hoa dây phổ biến trên các bức chạm khắc thời hậu Lê, thường gọi là hoa dây tay mướp.
Như trên đã nêu, hoa cúc thường được trang trí ở các vị trí khiêm nhường, song ở bệ đá chùa Long Hoa, cúc lại được chạm ở vị trí trang trọng trên ô chính giữa thân bệ, trung tâm chầu phụng của đôi rồng ở hai ô bên. Cả bức chạm có 3 bông cúc lớn ở 3 tư thế. Bông chính giữa rộ nở diễn tả theo chiều nhìn hơi nghiêng, hai bông trái, phải thì chớm nở với các cánh hoa xếp tròn hoặc xoáy tròn diễn tả theo chiều nhìn chính diện. Khoảng trống giữa các bông cúc được các lá cúc uốn lượn điền kín.
Ở khu vực thung Suối Bể, thôn Lạt Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, trong một chuyến đi khảo sát, chúng tôi đã phát hiện được 3 bia. Đó là dạng bia Ma nhai được tạo tác trực tiếp trên mặt một khối đá lớn, dòng lạc khoản cho biết thời gian tạo tác là vào ngày tốt, tháng 11 năm Nhâm Tý, niên hiệu Dương Đức nguyên niên (1672), triều vua Lê Gia Tông. Hai trong 3 bia có hoa văn trang trí, nhất là hoa cúc. Bia thứ nhất trên trán bia là ba băng trang trí, ngăn cách nhau bằng đường gờ nổi. Băng thứ nhất trang trí hoa cúc, xen giữa những bông hoa cúc là 4 chữ Vạn. Hoa cúc được thể hiện dưới dạng bán khai (nửa bông) với nhụy hoa và hai lớp cánh hoa. Diềm hoa văn hai cạnh bia được bố trí đối xứng nhau cũng gồm những bông cúc bán khai, tương tự như trên trán bia. Tất cả có 8 bông cúc, mỗi bên bốn bông, được bố trí cứ một bông quay vào lòng bia, lại một bông quay ra cạnh bia. Giữa hai bông cúc (khoảng cách 20 cm) là năm nửa chữ Vạn liên tiếp nhau. Chữ Vạn nằm trong những đoạn thẳng gấp khúc, gồm 3 đoạn.
Bia thứ hai, trên trán bia cũng gồm ba băng trang trí. Đặc biệt băng ở vị trí đầu tiên, cao nhất xuất hiện đồ án “Rồng chầu hoa cúc” có biến thể so với bệ tượng thờ phật chùa Long Hoa. Ở đây chính giữa là bông cúc mãn khai sum suê, có vân mây bên trên. Hai bên là hai con rồng chầu vào. Rồng được thể hiện dưới dạng “cúc hóa long” với 3 khúc uốn vận động theo chiều ngang. Diềm hoa văn hai cạnh bia là hai hàng lá cúc lật đơn và kép xen kẽ nhau, lá quay ra ngoài và hướng lên phía trên nối với đuôi rồng.
Qua hai đồ án “Rồng chầu hoa cúc” ở bệ Long Hoa và bia Lạt Sơn, có thể đặt câu hỏi: Tại sao Rồng lại chầu hoa cúc, một trong tứ quí mà không thấy rồng chầu tùng, trúc, mai và có mối liên hệ gì với đồ án “Rồng chầu mặt nhật” khá phổ biến?
Theo nhà nghiên cứu người Pháp Schelle thì mặt trời không chỉ có một hình thức biểu hiện duy nhất là hình tròn, mà ông còn lập nên một bảng phả hệ mặt trời. Bắt đầu từ hình mặt trời với 12 tia trên trống đồng Đông Sơn, các biến thể khác là chữ Thập (+), chữ Vạn xuôi, chữ S,… không thấy nói đến hoa cúc.
Theo chúng tôi, đồ án “Rồng chầu hoa cúc” là một sáng tạo của minh triết dân gian, đa nghĩa. Hoa cúc trên bệ chùa Long Hoa và bia Lạt Sơn gợi hình ảnh liên tưởng đến mặt trời, bởi bông cúc mãn khai nhìn chính diện cũng có hình tròn với hàng cánh xòe, nở xung quanh nhụy, với đôi rồng chầu hàm chứa mong ước ngàn đời của những người làm nông cầu cho mưa thuận gió hòa, phong đăng, hòa cốc. Bông cúc viên mãn, đầy đặn, sum suê còn biểu hiện cho sự sinh sôi nảy nở. Đó cũng chính là ánh xạ của tín ngưỡng thờ mặt trời, tín ngưỡng phồn thực xa xưa của người Việt. Mặt khác hoa cúc còn tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của người dân quê chân lấm tay bùn và có thể còn thêm các ý nghĩa khác.
Đồ án “Rồng chầu hoa cúc” từ bệ tượng Phật chùa Long Hoa đến bia Ma nhai Lạt Sơn độc đáo, đặc sắc, hiếm gặp đã minh chứng cho sự sáng tạo của người Hà Nam xưa.