Thủ tục Lễ động thổ – Xây dựng Lăng Mộ đá đẹp tại Ninh Bình

Xây dựng nhà là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Chính vì thế theo phong tục tâm linh, muốn gia đình sống vui vẻ, hạnh phúc thì khi khởi hành làm nhà, chủ nhà phải tiến hành một nghi thức phong thủy đó là lễ động Thổ một số người xem nhẹ việc này, song thông thường, lễ động thổ luôn làm người ta an tâm hơn trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên để xây nhà mới. XÂY LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP TẠI NINH BÌNH – ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN XIN CHIA SẺ, GIỚI THIỆU. Văn khấn Lễ động thổ Quý khách tải ở cuối của Bài viết này.

1. Kê bàn thờ

Bàn thờ kê ở ngoài trời, đặt tại Tâm đất, hướng vể Tây Bắc hoặc về phương Sinh khí hoặc Thiên y so với mệnh quái chủ nhà. Ví dụ: Chủ nhà sinh năm 1954 thuộc mệnh quái Khảm thì dùng Khảm trạch. Đặt bản đồ Khảm trạch vào tâm bản thờ, xoay cho trục Tý Ngọ trùng với trục hướng Bắc Nam của kim La bàn. Xoay bàn thờ trông về hướng có Du niên Sinh khí hoặc Thiên y trên Bản đồ Khảm trạch. Đối với những khu công trình có diện tích lớn thì nên đặt bàn thờ ở Tâm đất của toàn khu. Việc cúng lễ thường theo phong tục từng vùng, nhưng cần đơn giản, miễn là lòng phải thành.

2. Đồ lễ

Cần có hương, đãng (lửa châm được hương), nước, rượu, xôi, thịt, hoa, trái cây, trầu cau, gạo muối, tiền vàng mã, tiền thật. Đồ lễ không cần quá nhiều và quá to tát, chỉ cần có đủ thành phần nêu trên. Cúng xong thì hoá tiền vàng mã, tiền thật coi là “lộc” của lễ, sử dụng bình thường.

+ Mâm mặn:

– Trầu 3 lá, cau 3 quả
– Mâm ngũ quả
– 1 Khoanh giò
– Đĩa xôi trắng hoặc bánh chưng
– Gạo + muối

+ Mâm ngọt:

– Lọ hoa 5 bông
– Chai rượu nếp (chai nhỏ, chuyên để cúng)
– Thuốc lá
– Bánh kẹo
– Gói chè
Bày 2 mâm: 1 mâm ngọt và 1 mâm mặn.

3. Làm lễ khấn

Đối với mọi buổi cúng lễ, khi khấn tâm phải thành. Tâm chưa thành thì chưa lễ. Còn lời khấn thì không cần quá cầu kỳ. Có thể khấn nôm theo tâm ý của mình cũng được. Hiện có nhiều tài liệu phân phát trên thị trường nêu những bài khấn rất cầu kỳ phức tạp khó hiểu, nặng tính dị đoan, làm cho người dân không biết đâu mà lần. Bạn đọc nên hiểu, cái quan trọng nhất khi khấn động thổ là lời khấn xuất phát từ tâm thành của chủ nhà. Khi khấn động thổ thì kính cáo đến các quan Thần linh, Thần long mạch, Thổ công quản khu đất động thổ. Nếu mời được nhà sư hoặc thày cúng đến làm lễ thì càng tốt, không có thì cũng không sao. Chủ nhà cứ thành tâm mà tự khấn, cầu xin cái mà mình mong muốn như: xin phép được động thổ vào giờ nào, xin được sự trợ giúp cho việc xây dựng nhà được thuận lợi, an toàn vv… Nếu mượn tuổi người khác để làm nhà thì khi khấn xin động thổ nhất thiết người cho mượn tuổi phải có mặt. Chủ nhà cần kính cáo rõ họ và tên, nãm sinh của người cho mượn tuổi, và xin được chấp nhận.

Văn khấn Lễ động thổ:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Quan Đương niên.
– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Con tên là: ………………………………………………………. tuổi ……………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ……….… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay, tín chủ con khởi tạo xây căn nhà ………………………… tại ………………………………………………………(trên mảnh đất này). Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ. Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, công việc được “thuận buồm xuôi gió”, tiến độ nhanh chóng, chất lượng đảm bảo, hàng xóm láng giềng vui vẻ hỗ trợ, làm đến đâu được đạt tới đó.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Thiết kế Lăng mộ đá, Mộ đá và Báo giá Lăng mộ đá Ninh Bình năm 2021
Quý khách liên hệ VĂN KHẤN LỄ ĐỘNG THỔ, KHỞI CÔNG XÂY DỰNG LĂNG MỘ ĐÁ, MỘ ĐÁ xin liên hệ Đá Mỹ Nghệ Anh Quân Ninh Bình.

Xem Ngày tốt Xây Mộ, chọn ngày đẹp sửa Lăng mộ năm 2021

4. Động thổ

Cuốc vào các vị trí móng nhà thuộc các hướng đã chọn ở trên. Mỗi vị trí cuốc khoảng 7 nhát cuốc, Chủ nhà tự tay bổ nhát cuốc. Nếu mượn tuổi thì người cho mượn tuổi tự tay bổ nhát cuốc, chủ nhà không làm việc này. Cuốc xong nên tiến hành đào móng ngay. Việc xây móng có thể làm lúc nào cũng được. Khi động thổ một khu đất rộng cho một cụm công trình, mà lại cần có đại diện các cơ quan chức nàng tham gia động thổ thì có thể đặt tượng trưng hộc cát động thổ. Nhưng trong giờ động thổ đã chọn, chủ đầu tư vẫn phải tự tay bổ mấy nhát cuốc vào các vị trí đã chọn để động thổ. Khi đó coi cả khu đất như một móng nhà, hoặc có thể chọn móng của một công trình chính để động thổ. Sau này, mỗi khi khởi công hạng mục công trình nào thì cũng nên có lễ động thổ cho công trình đó.

>>>> Quý khách tải Văn khấn về tại đây: Văn Khấn Lễ động thổ-Lăng Mộ đá Ninh Bình

SẮM LỄ, VĂN KHẤN, BÀI CÚNG KHI BỐC BÁT HƯƠNG MỚI?