Mẫu Cổng đá Tam Quan cao cấp cho Nhà thờ họ/Nhà thờ tổ do Đá mỹ nghệ Anh Quân tư vấn, chế tác và thi công xây dựng. Cổng đá gồm có 4 cột trụ đá cao hoa văn sắc xảo, hai cột giữa là “cột lửa” thể hiện sức sống mãnh liệt luôn ấm áp, và bảo vệ cho từ đường.

Tìm hiểu Cổng đá tam quan là gì?
Nội dung chính
Cổng tam quan là một hình ảnh quen thuộc tại các công trình như Đình, Chùa, Khu lăng mộ, Khu di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh… Cổng tam quan được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam. Một số Dinh thự, Nhà thờ họ/Nhà thờ tổ cũng xây loại cổng này như Viện Cơ mật ở Huế.
Nhưng ý nghĩa kiến trúc cổng tam quan trong văn hóa người Việt là gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây Nghệ nhân trẻ Anh Quân giải đáp về ý nghĩa của kiến trúc cổng tam quan.

Kiến trúc Cổng tam quan
Cổng tam quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai. Giải thích thứ hai là tam quan là cửa của Tam bảo.
Thuyết khác thì cho rằng tam quan là “tam giải thoát môn” của Thiền Tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). Vì vậy mà các nước không thuộc Phật giáo Thiền tông không có xây cổng tam quan làm lối vào chùa.

Cổng tam quan phần chủ yếu là ba lối đi với cửa giữa thường lớn hơn hai cửa bên. Vách cổng có thể là gỗ hay xây tường gạch hoặc đá (giống Mẫu Cổng tam quan đá của Anh Quân). Phía trên lợp mái. Hai bên lối đi thường đắp câu đối, trán cửa ghi tên chùa hay tên cửa.
Cổng tam quan có gác ở trên cửa chính

Cổng nhỏ chỉ làm một tầng nhưng khi dựng quy mô hơn thì nhiều nơi xây hai tầng mái hoặc xây gác bên trên. Cổng bằng gạch và đá thì gần như nhất thể đều có gác, dù có thể chỉ là gác giả để tạo chiều cao. Có nơi xây thành ba tầng. Khi thiết kế gác ở trên thì có chùa dùng nơi đó để treo chuông, khánh, và trống dùng trong nghi lễ nhà chùa.

Cổng tam quan kiểu tứ trụ
Cổng tam quan kiểu tứ trụ thay vì xây tường vách thì dùng bốn trụ biểu, hai trụ giữa cao hơn hai trụ bên để chia thành ba lối đi. Phía trên nối liền bốn trụ biểu là xà cách điệu làm trán cổng.

Chùa Láng có đặc điểm là kết cấu kiểu tứ trụ với mái cong, tạo cho tam quan chùa dáng độc đáo, có một không hai trong ngành kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Quý khách tham khảo thêm:
Tóm lại, trong kiến trúc xây dựng Cổng đá cho các công trình kiến trúc tâm linh như: Nhà thờ họ/Nhà thờ tổ/Từ đường, Khu lăng mộ đá, Đình, Chùa, Miếu thờ, Điện thờ, Bảo điện, Khu di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh (như Tràng An, Ninh Bình), Cổng làng đá (như Cổng đá Làng nghề),… Quý khách có thể hiểu một cách đơn giản thì có hai dạng Cổng tam quan: dạng cổng có mái và dạng cổng không mái (kiểu cổng tam quan tứ trụ), với dạng cổng có mái có thể có gác cổng ở cổng chính.
Mọi chi tiết về tư vấn, xây dựng Cổng làng đá, Cổng đá Nhà thờ họ, Cổng tam quan,…Quý khách HÃY GỌI cho chúng tôi: ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN – 0915.895.699
Một số Mẫu Cổng đẹp khác của Anh Quân:




