Người xưa có câu “Con người có tổ, có tông; Như cây có cội, như sông có nguồn”. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại, xô bồ, hai chữ “tổ tiên” đang dần bị phai mờ trong tâm trí con người.
Từ đạo hiếu …
Một mùa Vu lan nữa lại qua đi, những bông hồng trắng trên ngực khiến bao người thổn thức rơi nước mắt. Nếu như con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ, thì hiếu đạo là lẽ sống để người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục.
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng về tinh thần hiếu đạo cùng những câu chuyện dân gian như: Chử Đồng Tử dùng chiếc khố độc nhất để liệm cho cha; Thúy Kiều hy sinh thân mình để làm trọn chữ hiếu hay câu chuyện Tôn Giả Mục Kiền Liên vì lòng yêu thương mẹ vô bờ bến mà không ngần ngại xuống địa ngục, cúng dường phẩm vật lên chư Tăng và thành tâm cầu nguyện để mẹ thoát được kiếp khổ ngạ quỹ, sinh về thiên giới.
Nếu ai đã từng có dịp đến vùng đất tâm linh và chiêm ngưỡng “thành phố lăng mộ” của những người đã khuất ở An Bằng (Huế) sẽ không khỏi ngạc nhiên, hàng trăm lăng mộ đủ kiểu dáng được xây dựng nguy nga, bề thế.
Theo quan niệm của những người con vùng đất cố đô “cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, còn cuộc sống bên kia thế giới mới là vĩnh cửu” và đó là một trong những lý do khiến lăng mộ gia tộc được xây dựng rất chu đáo. Để thể hiện hiếu đạo, những người con trưởng thành ngoài phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống cũng cần phải có trách nhiệm phụng thờ những người đã khuất. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì đạo hiếu đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục con cháu gìn giữ truyền thống gia phong.
Hằng năm, cứ đến ngày giỗ chạp con cháu khắp nơi lại đoàn tụ trước lăng mộ để kính viếng tổ tiên, “người lớn” có dịp kể lại những câu chuyện của tổ tiên lúc sinh thời nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của người đã khuất. Đây là nét đẹp văn hóa gia đình cần được gìn giữ và nhân rộng.
… đến nguồn cội
Hiện nay tại các đô thị lớn, quỹ đất dành xây dựng nghĩa trang bị hạn chế và đang trong tình trạng quá tải. Nguyện vọng “tìm nơi an nghỉ” trong tương lai của các gia đình quả thật rất khó khăn.
Trao đổi với Anh Quân, cụ ông H.V. Thống (75 tuổi, Q. Bình Thạnh) đồng cảm: “Người xưa có câu sống vì mồ vì mả, chẳng ai sống vì cả bát cơm. Vì vậy nguyên vọng cuối đời của tôi là xây dựng một lăng mộ đá cho gia tộc để sau này dù có mất đi thì cả dòng họ cũng được quây quần bên nhau ở “thế giới khác”. Hơn nữa, bây giờ tấc đất, tấc vàng chúng tôi không lo trước sẽ phiền cho con cháu về sau.
Và lăng mộ gia tộc là một món quà tri ân đặc biệt thể hiện lòng hiếu thảo với đấng sinh thành. Bởi lẽ, đây sẽ là nơi cả dòng họ sẽ được ở gần bên những người thân yêu trong một thế giới mới an yên và hạnh phúc.
Làm thế nào để có được một Ngôi Lăng mộ đá ĐẸP để lại cho muôn vạn đời sau. Quý khách hãy liên hệ ngay với ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN – Đơn vị gia công, chế tác Đá mỹ nghệ hàng đầu Việt Nam. Đá mỹ nghệ Anh Quân, giá trị bền vững mai sau – Hãy gọi: 0915.895.699
Tổng hợp: Nghệ nhân Anh Quân