Cầu siêu là một hành động, nghi thức có giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện lòng thành kính của con cháu ghi nhớ ân đức sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ý nghĩa và lợi ích của việc cầu siêu trong đạo Phật là như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây của ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH – Đơn vị tư vấn, xây dựng Cột đá, Cột đá Nhà thờ họ, Đình, Chùa, Bảo điện, Từ đường,… HÀNG ĐẦU tại Việt Nam hiện nay.
Nguồn gốc của việc cầu siêu trong đạo Phật
Nội dung chính
Cầu có nghĩa là mong muốn, nguyện ước, siêu có nghĩa là siêu thoát. Cầu siêu là việc cầu mong tổ tiên, ông bà, cha mẹ khi đã khuất mà còn lưu lạc ở nơi ngã quỷ, địa ngục thì mau chóng được giải thoát khỏi cảnh giới khổ nhục, đau thương để siêu sinh tịnh độ về nơi đức Phật A Di Đà.
Là những đứa con của Phật tử, bất cứ ai trong chúng ta đều đã nghe về tấm gương hiếu đạo của Đức Mục Kiền Liên. Kinh Phật kể rằng, vì muốn báo ơn công cha, nghĩa mẹ, Ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời, soi tỏa khắp tầng địa ngục để tìm mẹ, cha. Biết được mẹ mình đang bị đọa lạc, ngài đến cầu cứu Đức Phật giúp mẹ được giải thoát.
Đức Phật răn dạy, đúng dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đấy đủ công đức, thân tâm bình đẳng cúng dường, lòng thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Làm theo lời Phật khuyên dạy, Đức Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ thoát khỏi nơi địa ngục khổ đau.
Từ khi đó, nghi thức cầu siêu được hình thành. Những Phật tử có lòng hiếu nghĩa, học theo tấm gương Đức Mục Kiền Liên và nghe theo lời răn dạy của Đức Phật, có thể cầu mong cứu khổ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình. Vì không có phép thần thông, chúng ta không thể biết rõ ông bà, tiên tổ, cha mẹ còn lưu lạc phương nào.
Những người sống tốt, gieo nhân thiện, biết tu tập thì chắc chắn được siêu sinh tịnh độ, sinh lên cõi Trời. Còn ngược lại, lúc sống phạm nghiệp trộm cắp, sát sinh… thì dễ dàng rơi vào cõi ngã quỷ, súc sinh, địa ngục.
Xem thêm: Tụng Kinh cầu siêu? Cha mẹ mất tụng kinh gì để cầu siêu?
Tại sao phải thực hiện việc cầu siêu
Theo những gì Đức Phật dạy, thế gian gồm sáu cõi: ba cõi thấp nhất là Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh; ba cõi trên là Người, Atula và Trời. Tất cả chúng sinh trong sáu cõi này đều phải bị chi phối bởi quy luật tự nhiên. Đó là sinh – lão – bệnh – tử. Thế nhưng, chết chẳng phải là kết thúc mà là sự trung gian giữa cõi sống và cõi tiếp theo.
Chúng ta đều tin rằng, sự sống bao gồm hai phần: Thể xác và linh hồn (tâm linh). Nhờ phần tâm linh, chúng ta có được ý thức, nghĩ suy, vui buồn. Khi chết đi rồi, xác còn đó, còn phần linh sẽ tách khỏi thân. Thân như một cỗ máy để hồn mượn tạm và vận hành. Thân lúc này chết hẳn nhưng linh hồn không bao giờ mất, chúng thoát khỏi xác và tùy vào quy luật, cái nhân đã gieo mà được đưa đẩy trong vòng luân hồi, chuyển kiếp.
Địa ngục chính là cõi thấp nhất. Nếu khi sống gieo nhiều nghiệp ác, sát sinh, hại người, tâm bất lương thì sau này chết đi sẽ bị đày đọa xuống địa ngục và chịu vô vàn khổ đau. Địa ngục giống như nhà tù, có cửa khóa, canh tù, đánh đập, tra trấn. Chúng sinh ở địa ngục không thể đi lại tự do, chỉ khi có năng lực đặc biệt từ thần chú của đức Phật, năng lực của chúng tăng cầu nguyện, thì mới có thể tạm thời phá địa ngục để vong hồn được giải thoát chốc lát.
Xem thêm tại: Siêu thoát là gì? Làm sao để vong linh sớm được siêu thoát?
Cõi thứ hai tiếp sau địa ngục là cõi vô hình ngã quỷ. Trước khi chết, nếu có những điều oan ức trong lòng, hay chết đường, chết sông, chết tai nạn… thì sẽ không siêu thoát, bị đọa vào cảnh giới của loài quỷ. Loài quỷ sống lẫn lộn cùng con người. Bằng mắt thường, không ai có thể nhìn thấy nhưng chúng ta là thế giới vật chất, còn quỷ và địa nguc là thế giới vô hình.
So với cõi địa ngục, cõi ngã quỷ tự do hơn, không bị nhốt, không bị tra tấn nhưng phải sống trong tình cảnh đói khổ, cô độc. Sau khi chết, chúng sinh phải vượt qua 49 ngày trung ấm. Trạng thái này ai cũng phải trải qua sau khi chết. Nhưng sau 49 ngày mà chưa được giải thoát, vì một nguyên nhân nào đó cứ quanh quẩn, bám chấp thì linh hồn sẽ bị đọa làm ngã quỷ. Ví dụ, người chết vì tự tử hay do tai nạn… thì người thân, gia đình cần biết tu tập, cầu siêu, hồi hướng đúng cách, lúc đó linh hồn mới có thể siêu thoát được.
Cõi tiếp được gọi là cõi súc sinh – những loài gắn liền với cuộc sống con người như chó, mèo, lợn, gà… Tiếp đến là cõi người, trên cõi người chính là A Tu la, gần với cõi Trời. Tuy rất sung sướng nhưng luôn phải chịu cảnh đánh nhau bởi tâm tật ghen ghét, kiêu căng, đố kị.
Cõi Trời – cõi vô hình cao nhất nhưng thân tâm an lạc, hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ được một thời gian, hết phúc hưởng, chúng sinh lại bị đày xuống các cõi thấp hơn. Vì vậy, người ta cầu siêu để nguyện ước cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nếu nhỡ may bị đạo lạc ở ba cõi thấp, sẽ nhanh chóng được siêu sinh, giải thoát lên cõi tốt hơn.
Vào mùa Vu Lan – Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm, người ta thường tiến hành lễ cầu siêu, thực hành pháp và gia tăng công đức để ông bà, cha mẹ được siêu độ. Mọi người cùng nhau đọc Kinh cầu nguyện, tỏ lòng thành chí kính. Mỗi câu niệm Phật tạo thành nguồn năng lượng tích cực, tạo thành sức mạnh đầy ý nghĩa tâm linh. Tất cả cùng nhau hồi hướng, gửi sức mạnh bình an tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ… để đỡ chân họ nhẹ gót vãng sinh cõi Phật.
Trong tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam, cứ đến tháng Bảy âm lịch hằng năm thì lại có tục lệ đốt vàng mã, sắm nhà, mua ngựa… để gửi gắm cho ông bà, tổ tiên ở cõi âm. Tuy nhiên, việc đốt vàng mã ngày nay quá lãng phí, và Đức Phật chưa bao giờ khuyến khích. Bởi vì hương linh người chết chỉ tồn tại bằng tâm thức và phi hình tướng.
Tìm hiểu thêm: Tụng Kinh cầu siêu? Cha mẹ mất tụng kinh gì để cầu siêu? Mộ đá đẹp
Tháng cầu siêu này, cũng có khi người ta lại sát sinh mạnh nhất. Nhiều gia đình giết gà, vịt làm cỗ để dâng cúng tổ tiên. Hành động này sẽ tích lũy và gia tăng thêm nghiệp ác, tạo thành năng lượng xấu khiến vong linh tổ tiên, ông bà, cha mẹ càng thêm trầm luân, khổ đau.
Việc đặt lòng hiếu thảo không đúng cách vô tình khiến hương hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ càng lún sâu trong sự đày đọa bởi việc làm sai trái của con cháu.
Ý nghĩa của việc cầu siêu
Ý nghĩa của hành động này dựa vào sự tích lũy công năng, công đức, làm nhiều việc thiện để hồi hướng cho ông bà, cha mẹ. Theo tìm hiểu về ý nghĩa và lợi ích của việc cầu siêu trong đạo Phật, các Phật tử không nên sát sinh hại vật, thết giỗ linh đình, do nghiệp chướng nên vong linh cũng chẳng thể hưởng được.
Chúng ta nên dâng cúng bông hoa, ít quả, chén trà, đĩa xôi, bày cỗ chay để thể hiện lòng biết ơn ân đức, hướng về cội nguồn. Hãy tỏ lòng thành kính, tự mình khấn nguyện, gửi gắm đến hương hồn người khuất những tâm tình giúp họ có thể siêu thoát đến cõi an lành. Đó chính là những giá trị tốt đẹp chứa đựng trong đó.
Cầu Siêu cho Thai nhi tại nhà – Lăng Mộ đá đẹp Ninh Bình
Lợi ích của việc cầu siêu
Cầu siêu giúp con người thanh thản, an tâm khi hướng về ông bà, tổ tiên. Đây cũng là việc làm giàu ý nghĩa, có giá trị nhân văn cao đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách con người và bồi đắp thêm lòng hướng thiện. Bởi cầu siêu là nghi thức thể hiện tình người trong cuộc sống, là sợi dây gắn kết âm – dương, nhớ về những người đã rời xa cõi trần. Nghi thức này nên được gói gọn đơn giản, tránh lãng phí nhưng vẫn giữ được nét tôn kính, nghiêm trang, để người thân được siêu sinh tịnh độ.
Trên đây là chia sẻ mà chúng tôi tổng hợp được về nguồn gốc, lợi ích và ý nghĩa của việc cầu siêu.