Phật tại thế gian thường cứu khổ – Lăng Mộ đá đẹp Ninh Bình

Sen nở, mùa hạ lại về, báo hiệu mùa Phật đản đã đến! Bất cứ ai hiện hữu trên cõi đời này, cũng hân hoan đón chào sự kiện đầy hy hữu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời để đem lại hạnh phúc an lạc cho con người và cho cuộc đời:“Ta ra đời vì an lạc, vì hạnh phúc, vì lợi ích cho chư thiên và loài người”.

Chính xuất hiện vô tiền khoáng hậu này mà bao nhiêu lời ca, sự tán thán công hạnh của Thế Tôn không chỉ được cất lên trong tiếng kinh cầu vang trong trong các khuôn viên chùa chiền, tự viện, thiền thất mà còn ngân vọng khắp trong mỗi tâm khảm của mọi người:

“Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly, Phật diện do như mãn nguyệt huy. Phật tại thế gian thường cứu khổ, Phật tâm vô xứ bất từ bi” (Thân Phật thanh tịnh như lưu ly, Gương mặt Phật đẹp như ánh trăng rằm. Phật ở đời thường hằng cứu khổ, Tâm Phật ở đâu cũng từ bi).

Và như thế, Đức Phật đã trải qua cuộc hành trình trải nghiệm sự tu tập tâm linh, từ một một người với địa vị phàm phu, Ngài đã trở thành bậc thánh giữa cõi đời: “Trên trời dưới đất không ai bằng Ta”. Đó chính là sự ứng thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ở đời, nhằm hóa độ cho chúng sinh ra khỏi cõi luân hồi sinh tử bằng tâm niệm “thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh và ý hành thanh tịnh”. Thế nên, ta chẳng ngạc nhiên gì, Đức Phật đã thị hiện với thân tướng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp để chúng sinh chiêm ngưỡng và thực hành hạnh nguyện tìm cầu giải thoát: “Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly”.

Sự thanh tịnh của Phật thân, chính là thông điệp của Ngài, với mục đích là dẫn đường mọi chúng sinh nhận chân sự thật khổ đau và con đường giải thoát khổ đau như kinh Thánh Cầu đã ghi:

“Này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sinh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sinh, tìm cầu cái vô sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già…tìm cầu cái không già; tự mình bị bệnh …tìm cầu cái không bệnh; tự mình bị chết…tìm cầu cái bất tử; tự mình bị sầu …tìm cầu cái không sầu; tự mình ô nhiễm …tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn”. Các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa… thuộc hệ thống kinh điển Đại thừa Phật giáo thì tán thán sự ra đời và hóa độ của Đức Phật Thích Ca chỉ là sự thị hiện của ứng thân của Phật là sự thanh tịnh toàn bích. Ngài tùy theo cơ duyên mà thị hiện ra ở đời, tùy nghi mở phương tiện thuyết pháp đem lại lợi lạc cho muôn loài.

Chúng sinh nương theo giáo pháp của Ngài mà chuyển hóa thân tâm, để an trú trong niềm hạnh phúc vô biên. Phật trở thành bậc đạo sư có một không hai ở đời. Đó cũng là báo thân Phật, được kết tinh của trí tuệ và công đức từ bi của vô lượng kiếp mà Đức Phật đã thực nghiệm, đã thành tựu hạnh nguyện lý tưởng Bồ-tát với tướng hảo quang minh mà kinh điển Đại thừa mô tả tại các quốc độ của các Ngài an trú. Không phải ngẫu nhiên, Đức Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và các Đức Phật khác được giải trình với vô lượng sắc tướng, vô lượng công đức thù thắng vượt cả không gian và thời gian vô tận để cứu độ chúng sinh tùy theo hạnh nguyện lợi tha của các Ngài. Tại đây, sự ứng thân của Phật “thanh tịnh tợ lưu ly” cũng được xem là một phương diện của báo thân Phật. Từ khi chuyển pháp luân đến khi nhập Niết-bàn, Đức Phật đã sử dụng báo thân của mình thông qua ứng thân để mở ra chân trời mới – chân trời vô sinh bất tử cho hết thảy chúng sinh: “Cửa bất tử rộng mở, Cho những ai chịu nghe. Hãy từ bỏ tín tâm, Không chính xác của mình. Tự nghĩ đến phiền toái, Ta đã không muốn giảng. Tối thượng vi diệu pháp, Giữa chúng sinh loài người”.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện lễ cúng giỗ tổ dòng họ [LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN]

Thế nhưng, vì lòng thương tưởng chúng sinh, Ngài đã thị hiện và chuyển bánh xe pháp, đem pháp lành rải khắp muôn phương. Hướng theo Ngài là hướng đến vẻ đẹp toàn bích của nhân cách trác tuyệt và thân tướng trang nghiêm. Cho nên, thân Phật không chỉ với vẻ đẹp thanh tịnh tợ lưu ly mà còn nhiệm mầu mà mọi chúng sinh đều quy ngưỡng để thăng tiến đạo hạnh và thành tựu công đức như Ngài. Đó là pháp thân thường trụ. Bởi vì pháp thân bao trùm khắp pháp giới, cả không gian và thời gian. Pháp thân là thể tính thật sự, Phật tánh, là sự chân, sự thật, cố nhiên, không phải từ đâu đến, và cũng không đi về đâu: “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”. Trong cuộc đời Đức Phật, sự thị hiện Ứng thân và vận dụng Báo thân, rồi thành tựu Pháp thân, cho nên dù Phật có nhập Niết-bàn đi nữa thì trí tuệ và từ bi; giác ngộ và giải thoát vẫn hiện hữu ở đời qua sự thể nhập pháp giới trang nghiêm, thanh tịnh nhiệm mầu: “Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt, Vạn lý vô vân vạn lý thiên” (Ngàn sông tràn nước ngàn trăng hiện. Vạn dặm không mây vạn dặm trời).[1]

Chưa dừng lại đó, Tam thân của Đức Phật còn được khắc họa bằng hình ành: “Phật diện do như mãn nguyệt huy”. Rõ ràng Pháp thân của Phật thể nhập khắp nơi, soi sáng chân như pháp giới, được phô diễn như ánh trăng rằm vừa lung linh vừa huyền diệu vô cùng nhưng thật gần gũi. Xem ra, Phật luôn dõi theo chúng sinh vô tình hay hữu tình, cũng như ánh trăng soi chiếu dòng sông, con thuyền lướt sóng. Thế nên, ai từng đọc kinh Phật thì sẽ thấy hình ảnh ánh trăng bừng sáng như rọi chiếu khắp mọi không gian bao la vũ trụ, con người cảm nhận vẻ đẹp ánh trăng mà hằng sống với bản tính thanh tịnh huyền diệu của mình: “Thế nhân thanh tịnh, do như thanh thiên, Tuệ như nhật, Trí như nguyệt, Trí tuệ thường minh” (Tính của thế nhân thanh tịnh, như trời quang tịnh, Tuệ như mặt trời, Trí như mặt trăng, Trí tuệ thường minh). [2] Trăng trở thành hình ảnh biểu trưng cho trí tuệ Bát nhã thường nhiên của chân tâm người đạt đạo: “Trí giả do như nguyệt chiếu thiên” (Người trí tự tại, tự do như ánh trăng).[3]

Vậy là, thấy trăng là thấy Phật, thấy sự giải thoát an vui thanh bình. Chính vì sự bình lặng thanh thoát của trăng, trăng không còn chỉ mang vẻ đẹp ngoại cảnh bên ngoài nữa mà trăng đã thật sự trở thành thế giới chân như, là Niết-bàn thiết thực ngay giữa cõi đời, đâu đâu cũng là pháp giới ngập tràn sắc xuân vĩnh cửu, con người hướng tâm tu tập theo đó mà an trú: “Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú, Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường” (Trời trong như nước, trăng sáng như ban ngày, Bông hoa tràn ngập cửa sổ, giấc mộng đêm xuân triền miên).[4]

Con người nương theo Phật mà thăng chứng đời sống tâm linh trong cuộc sống bình nhật. Thế giới con người luôn phải đối diện nhiều nhu cầu từ hiện thực cuộc sống đầy sinh động. Từ trong thế giới nội tâm, con người phải giáp mặt nhiều mâu thuẫn từ tâm lý rối loạn với chính mình. Áp lực từ đời sống kinh tế thị trường, sự khắc nghiệt về môi trường sống, thời tiết, hoàn cảnh, dẫn đến phải hệ lụy biết bao nhiêu phiền não. Cho nên, Phật hiện hữu ở đời để cứu độ cho chúng sinh là điều mong chờ và hạnh phúc nhất. Cũng như trong đêm tối, ánh trăng xuất hiện giữa bầu trời trong đêm trời quang mây tạnh, khiến cho thế giới trở nên huyền diệu và ngập tràn hạnh phúc với thực tại đang là.

Văn khấn Phóng sinh – Phóng sinh đúng cách – Lăng mộ đá đẹp Anh Quân Ninh Bình

Pháp thân của Phật bao giờ cũng hiện hữu trong mỗi người. Mỗi cá thể hiện hữu cần ý thức về mình, thấy được tất cả những gì trong tự thân và những gì xung quanh mình, có nghĩa là ý thức giúp mình tiếp xúc được với Pháp thân, là nền tảng bản thể của tất cả mầu nhiệm. Đó cũng là lý do vì sao “Phật tại thế gian thường cứu khổ”.

Vậy nên bước vào thế giới Pháp thân thường trụ là bước vào thế giới thường hằng tự nhiên mà các thiền sư chứng đạo thường dùng để giải trình về thế giới chứng ngộ. Hình ảnh ánh trăng trong trẻo, mây bạc trôi hững hờ, hoa vàng in đậm trên thềm, trúc tím chỉ cho những mầu nhiệm của cuộc đời là đáng sống, đáng làm những công hạnh cho thế giới trần gian này. Hạnh phúc của con người là rất lớn, con người thấy được cái Đẹp, là thấy được cái mầu nhiệm của sự sống mà thăng hoa đời sống tâm linh để băng qua những sa mạc hoang vu trong tâm tưởng, đến với thế giới màu xanh của sự sống.

Điêu khắc tượng phật đá cao cấp tại Đá mỹ nghệ Anh Quân

Mỗi bước đi là mỗi bước chân mình tiếp xúc được tất cả những mầu nhiệm của sự thực tập đi theo dấu chân của Phật, sự an trú hành trì vào pháp Phật, sự thanh tịnh hòa hợp của Tăng già trong chính bản thân mình với cái thân sắc tướng hình hài, cùng với cái tâm rộng mở của cá thể. Thân ấy là thân hành thanh tịnh thể hiện qua mọi hành vi, việc làm mang lại giá trị hữu ích cho mình, cho mọi người, cho cả hai. Lời nói ấy là lời nói dịu ngọt từ ái đem lại hạnh phúc cho mình và cho người khác. Ý ấy là sự suy tư chính chắn, đúng pháp, đúng thời có ý nghĩa, có lợi ích thiết thực cho cá nhân và tha nhân hiện hữu. Và như vậy, tự thân sẽ thấy mình hiện hữu ở đời, biết mình đang có mặt, đang hạnh phúc. Ai đó, nói hạnh phúc là sự vắng mặt khổ đau thật là đáng yêu, là sự thật không có gì để bàn cãi.

Sự thật này hiển bày chính là chân lý, là kết quả của thực thi sự diệu dụng của cái tâm yêu thương và đầy hiểu biết đối với mọi người: “Phật tâm vô xứ bất từ bi”. Tâm ấy chính là tâm từ vô lượng của công hạnh thực thi lý tưởng Bồ-tát hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ mà Pháp thân của Phật thường hằng chiếu. Chư Phật, chư vị Bồ-tát ba đời đã không ngừng thực thi và phát nguyện để khai mở cho chúng sinh được an trú trong thể thanh tịnh, hòa nhập vào pháp giới chân như.

Thực tế, cuộc sống vốn đa sắc màu, biến đổi không ngừng. Cuộc sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng cho mình. Mỗi khi tự thân với tâm thức rộng mở, vắng bặt ái và thủ thì không còn giới hạn sự phân biệt giàu nghèo của tâm tham, sân, si thường đeo bám tâm thức con người. Sự sẻ chia vật chất và khuyến tu đạo hạnh được lan tỏa trong cộng đồng sẽ khiến mọi người xích lại gần nhau hơn. Việc trì giới, sống đúng luật nghi, làm những điều nên làm và không làm những điều không nên làm với tâm hướng thiện cứu cánh sẽ góp phần làm cho thế giới an bình, cá nhân được an ổn, bình an. Sự khoan dung độ lượng từ việc thực hành nhẫn nhục ba la mật sẽ giải quyết bao nhiêu mâu thuẫn mà con người thường giáp mặt từng giờ, từng phút trong cái thế giởi rộng mở mọi không gian và thời gian. Tinh tấn nỗ lực thực hành các pháp thiện và giải trừ những pháp bất thiện sẽ làm cho cuộc đời thêm đáng sống, dự phần thực thi hạnh nguyện vô lượng công đức đối với tha nhân. An trú trong thiền định trong đời sống thực là góp phần hướng đến thế giới bình yên, nhận thức thế giới hiện hữu này là đáng sống, đáng làm nhiều điều thiện lành trong chiều hướng thăng tiến tâm linh và khai mở trí tuệ đáp ứng các nhu cầu thời đại đang xảy ra. Và đích thực cuối cùng là lấy trí tuệ làm sự nghiệp mà mỗi cá nhân hiện hữu khao khát mong chờ đạt được và đem đạo vào đời và làm cho đời sáng tươi.

Lăng mộ đá ĐẸP gia tộc cách hay gìn giữ giá trị văn hóa gia đình

Cho nên, sống với Phật là thực thi pháp Phật để rồi thành Phật ngay giữa cõi đời này. Kỷ niệm ngày Phật đản sinh là kỷ niệm ngày Phật thị hiện ở đời: “Ta bậc Thắng tất cả, Ta bậc Nhất thiết trí. Hết thảy pháp không nhiễm, Hết thảy pháp xả ly. Ta sống chân giải thoát, Đoạn tận mọi khát ái. Như vậy Ta tự giác, Còn phải y chỉ ai. Ta không có Đạo sư, Bậc như Ta không có, Giữa thế giới Nhân, Thiên, Không có ai bằng Ta, bậc Ứng cúng trên đời, Bậc Đạo sư vô thượng. Tự mình Chánh đẳng giác, Tự an tịnh thanh thoát. Để chuyển bánh xe pháp, Ta đến thành Kasi. Gióng lên trống bất tử. Trong thế giới mù lòa.” Do đó, tự thân mỗi người phải tự sống với chính bản thân con người chính mình với Pháp thân thường hằng vốn có. Suy cho cùng, bất cứ ai sinh ra ở đời này cũng có khát vọng về cuộc sống hạnh phúc thật sự, với lý tưởng sống cao đẹp. Do đó, ngay từ bây giờ hãy nỗ lực làm hóa hiện hạt giống Phật được nuôi dưỡng từ chất liệu từ bi và trí tuệ hằng có trong cái nguồn sống bất tận này.

Tổng hợp từ phatgiao.vn – chia sẻ của Lăng Mộ đá đẹp Ninh Bình!