Đối với người đã mất, ngoài ngày giỗ 49 ngày được xem là quan trọng nhất còn có giỗ 100 ngày, giỗ tiểu tường, giỗ hết tang,… Việc hiểu rõ về các ngày giỗ này để có sự chuẩn bị chu đáo là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, LĂNG MỘ ĐÁ ANH QUÂN NINH BÌNH chia sẻ đến bạn những điều cần biết về ngày giỗ 100, ý nghĩa, bài văn khấn và những gì cần chuẩn bị.
Cúng 100 ngày là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Nội dung chính
Để hiểu rõ giỗ 100 ngày là gì, trước tiên cần phải hiểu một số buổi lễ quan trọng cần thực hiện khi gia đình có người qua đời. Cụ thể sẽ có những ngày cúng như sau:
- Lễ phát dẫn hay còn gọi là lễ đưa tang.
- Lễ an táng.
- Lễ 3 ngày.
- Cúng 49 ngày còn gọi là cúng chung thất.
- Cúng 100 ngày.
- Giỗ đầu: ngày giỗ sau khi người đã mất được 1 năm.
- Giỗ hết: là ngày giỗ diễn ra khi người thân qua đời được 2 năm.
- Giỗ thường: là những ngày giỗ sau thời gian 3 năm trở lên của người chết.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản sau khi người đã mất được 100 ngày, gia đình sẽ thực hiện cúng giỗ 100 ngày cho họ.
Theo quan niệm của Phật giáo, sau khi người đã chết qua đời, âm hồn họ sẽ trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày tức 49 ngày. Lễ cúng 49 ngày được xem là cột mốc quan trọng của người chết, quyết định họ sẽ họa sanh vào cảnh giới nào tương ứng với nghiệp báo lúc còn sống.
Nếu như giỗ 49 ngày được xem như bữa cơm cuối cùng trước khi quyết định người đã chết được siêu thoát lên trần thế hay đầu thai vào kiếp nào, thì giỗ 100 ngày cũng là ngày giúp gia tăng phúc phần của người đã khuất.
Giỗ 100 ngày thường không tổ chức linh đình, không đãi khách to mà chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình. Nhưng cũng thể hiện tấm lòng, tình cảm mà người còn sống dành cho người thân đã qua đời.
Tại sao phải cúng 100 ngày?
Việc cúng giỗ 100 ngày cho người đã khuất cũng tùy vào địa phương, tùy vào gia đình, có nơi chỉ thực hiễn giỗ 49 ngày mà không làm giỗ 100 ngày. Cũng có trường hợp tang lễ diễn ra ngắn gọn trong vòng 3 ngày là xong, không làm giỗ 49 hay 100 ngày cho người chết.
Tuy nhiên, theo quan niệm ông bà ta ngày xưa chọn 100 ngày để làm giỗ là để người còn sống, con cháu trong gia đình thôi khóc thương, đau buồn mà sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Vì vậy mà giỗ 100 ngày thường được gọi là lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc.
Bên cạnh đó, các cụ ngày xưa còn cho rằng thời gian này âm hồn người chết vẫn còn quanh quẩn trong nhà, chưa dứt khỏi phiền não trần gian mà đầu thai chuyển kiếp. Gia đình cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã khuất về nơi an nghỉ, mong họ sớm ra đi, không còn vương vấn trần tục.
Cúng giỗ 100 ngày cần chuẩn bị gì?
Ngày giỗ là ngày con cháu thể hiện tấm lòng, sự hiếu kính đối với người thân đã mất cũng là ngày có ý nghĩa đặc biệt. Do vậy, việc chuẩn bị sắm lễ cúng cũng cần lưu ý để tránh phạm phải điều cấm kị.
Như đã đề cập ở trên, giỗ 100 ngày thường tổ chức đơn giản, không quá cầu kì, chỉ cần có sự tham dự của tất cả thành viên trong gia đình. Gia đình chuẩn bị mâm lễ vật với những món như sau dâng lên bàn thờ người mất:
- 1 bát cơm úp.
- 1 quả trứng luộc bóp ở giữa nứt làm đôi đặt cùng với đĩa muối trắng.
- Một vài món ăn đơn giản thường ngày.
- Rượu.
- Nước.
- Hương trầm, hoa quả.
Tùy vào điều kiện của gia đình cũng như lòng thành mà có sự chuẩn bị nhiều hoặc ít khác nhau. Nhà không có điều kiện thì bát cơm, đĩa muối cũng đủ thể hiện tấm lòng. Tuy nhiên, vàng mã là sắm lễ bắt buộc cần có.
Khi đã chuẩn bị lễ vật đầy đủ, gia đình tiến hành thực hiện nghi thức khấn vái và thắp hương cho người đã khuất. Sau đó đặt đũa giữa bát cơm, có rượu thì rót rượu ra chén, có nước thì rót nước và đốt vàng mã đã đặt trên bàn thờ.
Hiện nay, nhiều gia đình chọn mâm giỗ chay để cúng nhằm tránh tạo thêm nghiệp cho người chết cũng như giúp họ có thêm nhiều phước phần. Dù như thế nào, gia đình cũng không nên quá câu nệ vào hình thức, chọn sắm lễ cầu kì vì suy cho cùng “tang tại tâm”, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của người còn sống dành cho người thân đã mất. Quý khách tham khảo thêm: Văn khấn ngày chính giỗ – Văn khấn ngày giỗ thường
Bài văn khấn cúng 100 ngày
Trong ngày giỗ 100 ngày để thể hiện sự trịnh trọng và cầu cho vong hồn người mất sớm được vãn sanh vào cảnh lành, gia đình có thể tham khảo bài văn khấn sau đây mà ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH chia sẻ:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ):………………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Tốt Khốc theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời:
Hiển……………………………
Hiển……………………………
Hiển……………………………
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòa ngia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Giỗ 100 ngày là gì, có ý nghĩa như thế nào, cần chuẩn bị gì để làm giỗ 100 ngày,…tất cả cả đã được ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH giải đáp ở trên. Hi vọng với những thông tin mà ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN chia sẻ sẽ giúp gia đình có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị ngày giỗ cho người thân sao cho thật chu đáo, không phạm phải những điều cấm kị.
Quý khách tải Văn khấn 100 ngày cho người thân của mình về tại đây: