Hoa đào đặt trong nhà, nghĩa là Tết đã về đến tổ ấm của bạn. Chọn được cành đào đẹp, hoa nở đầy tượng trưng cho một năm mới sung túc, yên vui. Hãy tham khảo cách giữ hoa Đào tươi lâu đón Tết của MỘ ĐÁ TRÒN ĐẸP tại Đá Mỹ Nghệ Anh Quân Ninh Bình ngay nhé.
1. Chọn mua cành đào
Nội dung chính
Đầu tiên để có được cành đào tươi khỏe ngay từ khâu chọn mua cây hoặc cành đào từ vườn hoặc ngoài chợ, mọi người cần lưu ý nhà vườn đánh cây tránh làm đứt rễ cây, vỡ bầu sẽ ảnh hưởng đến sức sống và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Với đào cành, nêm chọn cành tươi, thân khỏe chắc, nụ nhiều và mập mạp.
Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền – Lăng Mộ đá Ninh Bình chia sẻ
2. Cách giữ hoa đào tươi lâu ngày Tết
Đối với đào cành
Bạn có thể thả vào lọ hoa vài viên B1 để có thêm dinh dưỡng nuôi hoa.
Đối với cây đào
Đào là cây không ưa ẩm nên bạn cần tưới nước sạch thường xuyên nhưng tuyệt đối không được tưới quá nhiều nếu không cây đào sẽ bị thối rễ. Đồng thời bạn cần giữ cho cây được sạch, mát để hoa được tươi lâu.
Tết Thanh Minh là gì? Có nên làm mộ đá vào tết Thanh Minh hay không?
3. Cách để hoa đào nở đúng ngày Tết
Đã chọn được một cành, cây đào đẹp, ưng ý rồi chúng ta còn phải biết cách chăm sóc sao cho hoa đào nở rộ đúng vào 3 ngày Tết thì mới có ý nghĩa. Vậy, làm thế nào để kiểm soát được tốc độ hoa nở dù thời tiết nóng hay lạnh?
Nếu hoa đào nở sớm và quá nhanh, chúng ta có thể dùng dao cứa một vòng quanh thân cách gốc 1 gang tay. Cách này hạn chế được cành đào lấy dinh dưỡng từ gốc để nuôi hoa làm chậm quá trình nở hoa. Bạn cũng có thể kết hợp với việc cho sỏi vào trong bình và dùng nước lạnh để cắm hoặc tưới để đạt hiệu quả tốt hơn.
Nếu hoa đào nở muộn, bạn hãy đắp quanh gốc đào một nắm vôi. Đối với đào cành, có thể cắm trong nước nóng ấm, đổi nước liên tục khi nguội. Chỉ sau một đêm, hoa đào sẽ nở tưng bừng đón Tết cùng gia đình bạn.
#10+ Mẫu Mộ đá đẹp phổ biến hiện nay
Mẫu Mộ đá chôn một lần
Mộ một lần hay mộ hung táng là mộ an táng theo hình thức đào sâu chôn chặt, thường mộ phần sẽ được người thân trong gia đình chuẩn bị trước; mộ với kích thước lớn, bề thế và được nhiều gia đình, dòng họ lựa chọn gần đây.
Mẫu Mộ đá đơn đẹp
Mộ đơn hay còn gọi là Mộ tam sơn, là mộ phổ biến nhất hiện nay tại các khu lăng mộ; mộ cho một người, được cấu tạo lắp ghép từ các phiến đá dày dặn, có thể giật tam cấp, bia đá mộ có thể theo thiết kế thẳng phẳng hoặc tựa ngai,...
Mẫu Mộ đá hoa cương
Mộ hoa cương hay Mộ đá granite - Mẫu mộ được chế tác từ đá granite (đá hoa cương) cao cấp, nguyên khối, có thể là đá Bình Định hoặc đá nhập khẩu Ấn Độ chất lượng cao. Mẫu mộ thường thiết kế thẳng phẳng, hiện đại Châu Âu.
Mẫu Mộ đá mái vòm đẹp
Mộ mái vòm là mộ một mái, thiết kế biến thể của Mộ đơn tam sơn, mẫu mộ với phần bia mộ có mái theo hình cung vòm, giúp mộ phần trở nên ấm cúng hơn, mang tính phong thủy hơn so với mộ đơn không mái.
Mẫu Mộ đá đôi đẹp
Mộ đôi hay còn gọi là mộ phu thê, đôi khi có mộ ba người (bốn, năm người); mộ dành cho mối quan hệ vợ - chồng, được nhiều gia chủ lựa chọn cho Ông Bà, Cha Mẹ thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn, mãi mãi bên nhau.
Mẫu Mộ công giáo đẹp
Mộ công giáo (Mộ thiên chúa giáo), là mẫu mộ dành cho người theo Đạo Thiên Chúa giáo khi trở về với Chúa. Mộ giống mộ thường, tuy nhiên mang hoa văn đặc trưng như: Cây Thánh Giá, Chùm Nho, Thiên Thần,...
Mẫu Mộ đá tròn đẹp
Mộ tròn (mẫu mộ tròn) mang tính phong thủy âm phần sâu sắc, mộ thường lựa chọn cho Ông Bà (Cha Mẹ), khu lăng mộ hai ngôi; Mộ được đục trạm nguyên khối, dày dặn, hoa văn SEN đầm hoặc Cánh SEN, tranh Tứ Quý,...
Mẫu Mộ đá có mái đẹp
Mộ có mái (hai, ba, năm, bẩy mái), số mái thường tỉ lệ và cân đối với kích thước mộ, mái theo mái ngói ống hoặc ngói vẩy, hoặc băm nhám. Mộ có mái mang tính cổ kính và bề thế cho mộ phần hơn mộ tam sơn,....
Mẫu Mộ tổ đẹp
Mộ tổ được nhiều gia tộc lựa chọn hiện nay khi cải tạo khu mộ họ; Mẫu Mộ thường là mộ tròn to hoặc dạng mộ quây tựa ngai, kích thước lớn hoặc thiết kế theo kiểu lăng thờ tam quan cánh phong hoặc mộ bát giác,...
Mẫu Mộ đá bát giác
Mộ bát giác (8 cạnh) hay Mộ lục giác (6 cạnh) là biến thể của Mộ hình tròn; Mộ với hoa văn Tứ Quý; Tứ Linh; Thường sử dụng cho khu Lăng Mộ 2 ngôi cho Ông Bà/Bố - Mẹ; hoặc khu lăng mộ tổ 1 ngôi. Kích thước Mộ tùy thuộc vào kích thước, diện tích khu lăng mộ.
Mẫu Mộ đá đẹp
Đá Mỹ Nghệ Anh Quân sở hữu nhiều mẫu thiết kế Mộ đá đẹp theo nhiều phong cách khác nhau như: Mộ giả cổ băm bạt, triện cổ đỉnh cao; Mộ trạm hoa văn truyền thống mang ý nghĩa tâm linh, phong thủy; hay Mộ thiết kế thẳng - phẳng, kẻ chỉ mang phong cách Châu Âu hiện đại,...
Mẫu Mộ đá xanh rêu đẹp
Đá xanh rêu là dạng đá nằm sâu dưới lòng đất, hình thành từ rất lâu so với đá xanh đen tự nhiên. Vì vậy, đá xanh rêu rất già đá, nục nạc, thớ đá rất mịn, chắc rắn, được ví như nhóm đá loại 1 hiện nay. Mộ xanh rêu hoa văn sắc nét, tinh tế và bền vững hơn rất nhiều.
Hoa Đào
Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ”. Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. Loài hoa này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn.
Chưng một cây đào trong nhà hoặc đem tặng cho một người mà bạn yêu mến là thể hiện lời cầu chúc cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mỹ mãn, niềm vui và sự yên ấm.
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính”, phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
Xuân đào:
Xuân đào là một nhóm giống cây trồng của đào và nó có lớp da trơn, không lông tơ. Mặc dù những người bán hoa quả coi quả đào lông và quả xuân đào như là những loại quả khác nhau nhưng chúng đều thuộc về cùng một loài. Xuân đào có lẽ đã ra đời sau nhiều lần chiết ghép của loại đào lông, thông thường là do đột biến gen. Quả xuân đào có thể có màu trắng hay vàng, cùi thịt dính hay không dính với hột. Thỉnh thoảng cây đào cũng có thể sinh ra một vài quả xuân đào hoặc ngược lại. Thông thường Xuân đào dễ bị thương tổn hơn là đào lông. Lịch sử ra đời của xuân đào không rõ ràng; những ghi chép đầu tiên có đề cập tới nó tại Anh là vào năm 1616, nhưng có lẽ nó đã được trồng sớm hơn thế rất nhiều tại Trung Á.
Đào trong văn hóa châu Á:
Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.
Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.
Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng (张道陵), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão (張果老), một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ).
Do hương vị và cảm giác thơm ngon của nó khi mới tiếp xúc nên trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì “đào” còn là một từ mang nghĩa bóng để chỉ những cô dâu mới và nó cũng được dùng trong nhiều nền văn hóa khác một cách tương tự như thế để chỉ những người đàn bà trẻ đẹp (chẳng hạn trong tiếng Anh có từ peachy (dịch nghĩa là mơn mởn đào tơ)).
Nếu như văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của quả đào thì văn hóa Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ” hoặc lời một bài hát chèo cổ “Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa.”
Tuyển tập câu đối Tết Nhâm Dần 2022 hay và độc đáo nhất [Mới nhất năm 2022]
Hoa đào trong Ca dao dân ca Việt Nam:
Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam.
“Đôi ta là nợ hay tình,
Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?”
“Đôi ta như thể Đào Nguyên,
Khi vui nước nhược, khi phiền non băng.
Thâu đêm vui vẻ bóng hằng,
Chọn ngày vui tốt sinh hằng xướng ca.
Đào hoa lưu thủy khác là,
Cõi trần được mấy mươi mà chả chơi.
Giai nhân tài tử ở đời,
Thanh nhàn, lịch sự là người thần tiên.”
“Đêm qua mận mới hỏi đào:
Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?
Hoa đào chênh chếch nở ra.
Giơ tay muốn hái, sợ nhà có cây.
Lạ lùng anh mới tới đây.
Thấy hoa liền hái biết cây ai trồng?”
“Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này, nàng nói làm sao?
Cái gì là mận là đào
Cái gì là nghĩa tương giao ở đời”
“Mưa xuân, lác đác vườn đào
Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa
Ai làm gió táp, mưa sa
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.”
“Hoa đào héo nhụy anh thương
Anh mong bẻ lá, che sương cho đào.”
“Lầm nghe núi cả non Bồng
Dạ cam mà chỉ ngọt bòng, ngon sao
Ra tay bẻ khóa vườn đào
Rẽ mây gạt gió, lọt vào kết duyên ”
“Thân thiếp như cánh hoa đào
Đang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng
Bây nhờ nhụy rữa hoa tàn
Vườn xuân nó kém sao chàng lại chê”.
Sự tích hoa đào ngày Tết:
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá sum suê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.
Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, trong sáng.
5 Yếu tố để trở thành “Cây Đại thụ” trong tất cả các ngành nghề