Thiền định
Nội dung chính
Thiền định là phương pháp tu tập quan trọng của người tu học Phật. Mọi người phải nhìn thấy sự logic dễ hiểu rằng chính tâm là nguyên nhân của vô minh (thiếu trí tuệ) và bằng cách chuyển hoá vô minh một chúng sinh có thể đạt được sự giác ngộ. Phương pháp thiền định giúp mọi người đạt được điều này. Chính đức Phật đã trải nghiệm được vấn đề này, bằng cách quay về chân tâm của ngài, và những gì ngài khám phá đã được truyền lại cho chúng ta.
Chánh niệm là cách tiếp cận căn bản, áp dụng chung cho mọi trường phái của đạo Phật trên hành trình tâm linh. Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu nhìn sâu hơn vào chánh niệm, chúng ta nên có một vài định nghĩa về ý nghĩa của con đường tâm linh. Một số ý kiến cho rằng tâm linh là con đường để đạt một dạng hạnh phúc siêu việt hơn. Số khác nhìn nhận tâm linh như một con đường nhân từ đầy quyền năng để ban phát cho người khác. Vẫn còn một số người coi mục đích của con đường tâm linh là khai thác những phép màu kỳ diệu, nhờ đó chúng ta có thể chuyển đổi thế giới xấu thành thế giới tốt hoặc thanh tịnh hoá thế giới. Nhưng tất cả những đặc điểm này không liên quan tới con đường của đạo Phật. Theo giáo lý của đức Phật tâm linh liên quan tới nền tảng cơ bản của sự tồn tại nhân sinh, đó là trạng thái tâm của con người.
Có một vấn đề liên quan tới đời sống căn bản của con người là chúng ta bị cuốn theo sự tranh đấu không ngừng để tồn tại, để duy trì vị trí trong cuộc đời. Chúng ta liên tục cố gắng tìm cách hình thành hình ảnh vững chắc của bản thân, và sau đó chúng ta phải bảo vệ hình ảnh của bản thân mà tâm đã tác thành. Vì vậy sẽ phải có cuộc tranh đấu, sự hỗn loạn và tham vọng cùng với sự ganh ghét, bao gồm đủ các loại xung đột.
Theo quan điểm của đạo Phật, con đường phát triển tâm linh chân chính là sự cắt bỏ các chấp trước, các dính mắc, và thành trì của sự sở hữu, đó là bản ngã.
Để làm được điều đó, chúng ta phải tìm ra bản ngã là gì? Chúng ta là ai? Chúng ta phải nhìn vào trạng thái đang tồn tại của tâm thức và chúng ta phải biết cách giải quyết vấn đề một cách thực tế nhất. Ở đây chúng ta không lan man vào cuộc tranh cãi siêu hình về mục đích của cuộc đời và ý nghĩa của tâm linh ở khía cạnh trừu tượng. Chúng ta nhìn vào vấn đề bằng cách tiếp cận thực tế. Chúng ta cần phải khám phá một số điều cơ bản đơn giản để làm cơ sở khởi hành trên con đường tâm linh.
Con người cảm thấy khó khăn khi bắt đầu thực hành tâm linh vì họ mất rất nhiều trí lực trong việc tìm kiếm một phương pháp tốt nhất và dễ nhất để thâm nhập. Chúng ta nên thay đổi thái độ và từ bỏ sự tìm kiếm con đường dễ dàng, tối ưu nhất. Thực sự không có sự chọn lựa. Bằng bất kỳ phương pháp nào chúng ta cũng phải đối mặt trực tiếp với con người hiện tại, chúng ta phải nhìn vào con người đang là. Theo truyền thống Phật giáo, nền tảng của con đường và năng lượng tiềm tàng của tâm linh nằm trong tâm của chúng ta, nó luôn luôn hoạt động.
Tâm
Tâm linh dựa trên tâm. Trong Phật giáo, tâm giúp phân biệt giữa chúng hữu tình và vô tình, như tảng đá hoặc cây cối. Tâm sở hữu ý thức phân biệt, tâm thể hiện ý thức nhị nguyên-nắm bắt hoặc phủ định đối tượng bên ngoài. Về cơ bản, tâm luôn liên kết với một vật khác nó và phân biệt ra vật, đó là đối tượng bị thấy còn bản thân nó là chủ thể cảm nhận đối tượng. Đó là định nghĩa về tâm. Thành ngữ truyền thống của người Tây Tạng định nghĩa chính xác về tâm như sau: “Cái gì có thể nghĩ về vật khác, tưởng tượng về vật khác là tâm.”
Tâm là một thứ cụ thể. Nó không phải là một thứ mập mờ, len lỏi trong đầu và tim của chúng ta một cách tự nhiên như gió thổi. Đúng hơn nó là một thứ rất cụ thể, nó hàm chứa khả năng nhận thức-sự nhận thức không phức tạp, rất căn bản, và chính xác. Tâm bộc lộ bản chất riêng biệt khi nó lang thang vướng vào vật khác. Tâm lấy sự nhận biết vật khác làm nền tảng cho sự tồn tại của chính nó. Đây là sự lừa dối của tinh thần. Sự thực lại hoàn toàn khác.
Vì sự nhận thức bắt đầu từ bản thân của cá nhân nên công thức logic sẽ là: “tôi tồn tại, do đó cái khác tồn tại.” Nhưng vì một lý do nào đó sự giả dối của tâm được phát triển tới mức tâm dựa vào đối tượng nhận thức của nó như một hình thức để khẳng định sự tồn tại của chính nó và đây là sự tin tưởng sai lầm. Nói tóm lại sự tồn tại của bản ngã là đáng ngờ khi nó sản sinh trò bịp bợm của nhị nguyên.
Lắp Bình phong đá (Cuốn thư đá) cho Nhà thờ ba gian tại Thái Bình
Tâm này là nền tảng cơ bản cho việc thực hành thiền định và sự phát triển tỉnh thức. Nhưng tâm còn bao gồm nhiều thứ ngoài quá trình khẳng định bản ngã bằng cách dựa vào các đối tượng bên ngoài. Tâm hàm chứa cả những cảm xúc đó là những trạng thái tinh thần. Tâm không thể tồn tại nếu không có cảm xúc. Sự mơ mộng và những suy nghĩ lang thang vẫn chưa đủ, nếu chỉ có thế thì tâm quá buồn chán, và trò bịp bợm của nhị nguyên sẽ phai nhạt dần. Vì vậy chúng ta có khuynh hướng tạo ra các con sóng cảm xúc lên xuống: ham muốn, hiếu chiến, mê muội, kiêu căng-tất cả các loại cảm xúc. Đầu tiên chúng ta tạo ra các cảm xúc một cách thận trọng giống như chơi một trò chơi để cố gắng chứng tỏ với bản thân rằng chúng ta đang tồn tại. Nhưng cuối cùng trò chơi trở thành sự rắc rối phức tạp, nó đẩy chúng ta vào tình thế thách thức bản thân nhiều hơn ý định ban đầu của trò chơi. Giống như người đi săn chơi thể thao bằng cách cố bắn vào một chân của con hươu, nhưng con hươu chạy quá nhanh tới mức vừa hiện ra đã biến mất. Và đây là thử thách đầy khó khăn cho người đi săn, anh ta phải đuổi theo con hươu thật nhanh để bắn vào nó. Cuối cùng, người đi săn cảm thấy bị thất bại và gục ngã trước trò chơi của anh ta.
Cảm xúc cũng giống thế, cảm xúc không phải là nhu cầu sống còn; cảm xúc là một trò chơi đôi khi dẫn đến sự chua chát. Khi phải đối mặt với tình thế khó khăn chúng ta cảm thấy hoảng sợ và thực sự bất lực. Sự bất lực như thế khiến cho một số người kiến tạo mối quan hệ với các đấng thiêng liêng theo sự tưởng tượng của họ như chúa hoặc các đạo sư. Tâm chúng ta tạo ra tất cả các loại tưởng tượng, như những người hầu cận có khả năng đâm thuê chém mướn để giúp chúng ta làm chủ lãnh thổ của mình. Rồi những đấng thiêng liêng mà chúng ta tôn thờ, lễ bái sẽ trở thành người bảo kê cho lãnh địa thuộc sở hữu cá nhân của chúng ta.
Chúng ta đã tạo ra một thế giới cay đắng. Mọi việc tưởng chừng như vui vẻ nhưng đồng thời không thực sự đáng vui như vậy. Đôi khi mọi việc có vẻ vui quá nhưng thực ra lại rất đáng buồn. Cuộc sống mang đặc điểm của một trò chơi đặt bẫy chúng ta. Tâm hình thành toàn bộ sự việc. Chúng ta có thể phàn nàn về chính phủ hoặc chính sách kinh tế của quốc gia hoặc mức độ lãi suất, nhưng tất cả những thứ đó chỉ là thứ yếu. Nguyên nhân hình thành gốc rễ vấn đề của tâm thức là tính cạnh tranh của bản ngã khi nhìn nhận chính nó là hình ảnh phản chiếu của cá nhân khác. Những tình huống khó hiểu phức tạp sinh ra một cách tự nhiên thể hiện điều đó, tất cả những thứ đó là sản phẩm của chúng ta. Đó được gọi là tâm.
Thế giới khổng lồ của tâm đang tồn tại khắp nơi mà phần lớn chúng ta không nhận ra. Toàn bộ thế giới này-cái lều này, chiếc micro, chiếc đèn, ngọn cỏ, và cặp kính mà chúng ta đang đeo-được làm từ tâm. Tâm làm ra các đồ vật. Những chi tiết của đồ vật được tâm lắp ráp. Toàn bộ thế giới này là thế giới của tâm, là sản phẩm của tâm. Không cần phải nói, mọi người đều biết điều hiển nhiên này. Nhưng nó nhắc nhở chúng ta và làm cho chúng ta nhận ra thiền định không phải là hành động khác biệt làm cho chúng ta quên thế giới này và tìm nơi trú ẩn mới. Trong thiền định chúng ta xem xét cái tâm phát minh ra mắt kính và lắp kính vào gọng, và cái tâm đã dựng nên cái lều này. Chúng ta có mặt ở đây bởi vì tâm của chúng ta. Mỗi chúng ta biểu hiện ra ngoài một trạng thái tinh thần khác nhau làm đặc điểm để người khác nhận ra chúng ta, “Anh này được gọi là như vậy hoặc cô kia được gọi là như thế.” Chúng ta thể hiện cá tính riêng bởi vì mỗi chúng ta có một dạng tâm hồn khác nhau, và tâm hồn thể hiện trên hình thức thân thể của chúng ta. Đặc điểm thân thể của chúng ta được tạo ra từ tâm. Vì vậy đây là thế giới sống động, thế giới của tâm. Nhận ra điều này thì việc tiếp cận với tâm và xem xét nó không phải là công việc xa vời hoặc huyền bí. Thiền định không phải là xử lý một vấn đế ẩn khuất đâu đó. Tâm đang ở đây, tâm đang hiện diện khắp nơi trên thế giới. Đây là bí quyết cho tất cả mọi người.
Lắp Bình phong đá (Cuốn thư đá) cho Nhà thờ ba gian tại Thái Bình
(The Heart of the Buddha, Meditation and Mind: 76-79, Chogyam Trungpa Rinpoche, Ths. Bùi Quang Dũng trích dịch)