Những kiêng kị trong đám tang để “yên người chết, ổn người sống” để tránh Trùng tang
Theo quan niệm dân gian, đám tang là việc hệ trọng. Nếu không chú ý thực hiện đúng những kiêng kị trong tang lễ thì “người chết không yên, người sống không ổn”.
[joli-toc]Những kiêng kị trong đám tang cần nhớ
1. Khi gặp người chết ngoài đường (chết đường chết chợ), kiêng đưa xác về nhà vì có âm khí sẽ không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
2. Thân nhân người chết phải tổ chức tang lễ tại nơi chết hoặc dựng lán ngoài đồng để làm lễ. Người chết do tai nạn tàu xe, sông nước,… thì phải cúng lễ trực tiếp nơi bị nạn.
3. Những người treo cổ tự tử thì phải chém đứt dây mà không tháo dây mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết. Sau khi cắt dây để nạn nhân nằm thẳng ra và cởi dây ở cổ.
4. Con cái mất trước cha mẹ thì cha mẹ kiêng đưa tang con vì con cái mất trước là nghịch cảnh, bất hiếu, gây nhiều đau thương. Cha mẹ có thể đau buồn mà ngất trên đường đi đưa ma, ảnh hưởng tính mạng nên phải làm vậy để vơi nỗi buồn, tránh trùng tang.
5. Khi chôn cất thì kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người sống bị ngớ ngẩn, hay quên. Đồng thời, người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại.
6. Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
7. Con cháu phải canh giữ thi hài ngày đêm, tránh để chó, mèo hay vật nuôi di chuyển qua để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.
8. Ở những gia đình mà có người già mất, chập tối phải đóng cửa, kiêng trả lời nếu chưa nhận tiếng gọi người đứng ngoài cổng. Theo tín ngưỡng dân gian, người già mới mất còn quyến luyến con cháu, tối về gọi con cháu và sẽ bắt theo những ai thưa.
9. Người chung tuổi với người mất tránh lúc khâm liệm, lúc hạ huyện và khi bốc mộ nên tránh.
LÀM LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
TRÊN TOÀN QUỐC
5 ghi nhớ cần thiết khi nhà có đám tang
Những điều nên biết khi nhà có tang là cẩm nang bỏ túi rất cần thiết đối với tất cả mọi người. Chuyện tâm linh đừng coi thường nhé.
1. Điều nên biết khi nhà có tang là người khắc tuổi với người mất không nên nhìn mặt người mất lúc động quan hoặc hạ huyệt để dễ siêu thoát. Còn đối với người hợp tuổi thì nên tránh mặt lúc tẩm liệm để người chết không theo bắt đi.
2. Những người đang chịu tang không nên tới chơi nhà người khác, sẽ “lây” điều không may tới cho nhà gia chủ.
3. Sau khi an táng người thân, trong vòng một tháng ban đêm có ai gọi tên, gõ cửa thì tuyệt đối không được trả lời, không được mở cửa, không được thưa gửi.
Thông thường, người chết vì quá thương tiếc người thân của mình nên về bắt người thân đi theo hoặc về chơi với người nhà. Nếu mở cửa, thưa gửi nhẹ thì bị quấy quả khiến đầu óc ma ma dại dại, nặng thì ốm đau bệnh tật rồi qua đời theo người đã khuất.
4. Khi có người thân qua đời, ngoài việc tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới cho người khuất thì người nhà cần chuẩn bị “lộ phí” qua cầu cho người mất. Thường là vàng hoặc tiền để trong miệng người chết. Ngoài ra, nếu người mất là nữ giới thì đeo vòng ngọc, khuyên tai vàng để người mất được đầy đủ, tươi tắn khi ra đi
5. Theo quan niệm dân gian về, hơi thở của người mất làm kính trong nhà ố vàng, nứt do âm khí, linh hòn. Cần lấy vôi đánh hình chữ thập lên nếu không sau này người chết tìm về sẽ hiện lên cửa kính.
Những quan niệm tâm linh về đám tang trên đều cho ông bà ta truyền miệng lại, trải qua nhiều năm, tuy không có bằng cớ khoa học nhưng cũng nên giữ gìn, coi như một cách thức để trấn an tinh thần người sống, giúp những gia đình có tang thanh thản và yên tâm hơn khi gặp chuyện buồn.