[Lăng Mộ đá] Tang lễ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam

Con người chúng ta ai sinh ra rồi cũng chết đi, điều này là một sự thật không thể phủ nhận. Nhưng chết đâu phải là hết, chúng ta sẽ bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới mới. Tuy nhiên những người ở lại, con cháu đời sau vẫn phải luôn giữ trọn đạo hiếu. Để thể hiện tốn kính với người đã khuất những người ở lại thường tổ chức tang lễ cho người ra đi một cách chỉnh chu và trang trọng nhất.

Thiết kế Lăng mộ đá, Mộ đá và Báo giá Lăng mộ đá Ninh Bình năm 2021
Tư vấn, báo giá thiết kế, phối cảnh, xây dựng Lăng mộ đá, Mộ đá gia đình, dòng họ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG năm 2022

Khi người thân trút hơi thở cuối cùng, trong quá trình chuẩn bị tang lễ có rất nhiều việc cần làm và cần chuẩn bị cho việc tiễn đưa để người mất có thể về nơi cực lạc.

Sửa soạn cho người đã mất

Đầu tiên cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân,… để cho người mất được thoải mái nhất.

Sau khi tắm rửa vệ sinh xong chọn 1 bộ đồ mới có thể là bộ đồ mà người mất thích nhất để mặc.

Ngoài ra, sau khi người thân trút hơi thở cuối cùng người đại diện gia đình sẽ vuốt mắt cho người mất.

Tiếp theo là để người mất nằm ngay ngắn, thẳng chân, dùng dây vải trắng để buộc 2 đầu ngón chân cái lại, đặt 2 tay lên bụng rồi buộc 2 đầu ngón tay cái lại.

Theo phong tục của ông bà ta ngày xưa thì trong tang lễ sẽ bỏ 1 ít gạo và thẻ vàng nhỏ vào miệng của người mất. Tiếp đến sẽ phủ 1 miếng vải trắng lên mặt của người mất rồi đặt 1 nải chuối xanh giằng lên bụng của người mất.

Việc để tiền, gạo và nải chuối là chuẩn bị lộ phí cho người mất đi về thế giới khác được suông sẻ và bình an.

>>> Quý khách tham khảo thêm: Văn khấn ngày chính giỗ – Văn khấn ngày giỗ thường cho cha mẹ

Sửa sang nơi chôn cất và đồ đạt của người chết

Trong quá trình tiến hành tang lễ, khi đặt người mất lên giường cần dùng dây vải tẩm thêm dầu hôi buộc ở 4 góc giường hoặc đốt 4 cây đèn cầy ở 4 góc nơi người mất nằm.

Rồi dùng vải che lại chỗ người mất nằm, sau đó đốt 1 ngọn đèn ngay tại đầu giường người mất nằm.

Người Việt chúng ta quan niệm, người chết có thể đợi người thân về nhà đoàn tụ mới đưa tang. Tuy nhiên tang lễ chỉ được chờ trong vòng 3 ngày.

Trong tang lễ một việc nữa người nhà phải làm là thu gom lại tất cả đồ đạc của người mất như quần áo, vật dụng cá nhân. Để đốt đi hoặc để vào quan tài của người mất. Người thân trong nhà có thể giữ lại 1 số vật dụng của người mất để làm kỷ vật và tưởng nhớ người mất.

Lập Bàn Thờ Vong Cho Người Mất

Trên bàn thờ phải có hoa tươi, trái cây, đèn cầy, mâm cúng, di ảnh, bài vị,…

Và có 1 thứ không thể thiếu đó là 2 cây chuối nhỏ được đặt 2 bên bàn thờ, đặc biệt hơn là lư hương cũng được làm từ 1 phần của thân cây chuối.

Cây chuối là hình ảnh tượng trung cho sự sưm vầy, đoàn kết của người thân trong gia đình. Mong người mất cứ yên lòng ra đi, người thân, bạn bè, hàng xóm sẽ là người ở lại thực hiện mọi công việc mà người mất còn dang dở.

>>> Tìm hiểu thêm: Văn khấn vong linh ngoài mộ chuẩn nhất

Tẩn Liệm Nhập Quan Và Phát Tang

2 nghi thức này quan trọng bậc nhất trong việc tổ chức tang lễ của người Việt. Giờ tẩn liệm nhập quan cũng là một điều quan trọng phải được xem xét rất cẩn thận hợp. Không được xung khắc với tuổi cũng như giờ mất của người mất.

Sau khi người mất nhập quan thì để mọi vật dụng đã chuẩn bị từ trước sẽ được để vào quan tài theo người mất.

Tiếp đến, là lễ Phát Tang hay còn gọi là lễ Thành Phục, người nhà và con cháu trong gia đình xếp thành hàng quỳ trước bàn vong của người mất để nhận Tang. Sau khi thầy cúng thực hiện nghi Lễ Phát Tang thì mọi người có thể đến cúng viếng.

Trong tang lễ khi mọi người đến viếng sẽ có người nhà đại diện gia đình đứng vái lạy trả lễ khách viếng.

>>> Xem thêm để cần chú ý khi tiến hành tang lễ cho người mất: Nội dung – Tải Bài văn khấn tạ mộ mới xây, lăng mộ mới xây

Các Nghi Thức Bái Quan – Di Quan – Động Quan

Nghi Thức này cũng có phần quan trọng không kém và quy trình diễn ra rất trang nghiêm và chậm.

Khi quan tài được di quan đến nơi an táng thầy sẽ hành cúng 1 lần nữa và sau đó sẽ tiến hành lễ hạ huyệt hoặc hạ đài (nếu đi hỏa táng). Sau khi hạ huyệt tức là đã hoàn thành tang lễ.

Những Lễ Cúng Sau Tang lễ

Sau khi tang lễ của người mất được hoàn thành vong linh của họ sẽ được dẫn về nhà để thờ cúng.

Mọi vật trên bàn thờ vong linh người mất đều được giữ lại để tiếp tục sử dụng và thờ cúng.

Các nghi thức cúng kiến kể cả đặt hướng bàn thờ, người nhà nên hỏi ý kiến của thầy cúng để tránh sai xót. Người nhà sẽ tiến hành cúng cơm (mâm cúng) hàng ngày 2 bữa xuyên suốt đến 49 ngày.

Các Lễ Cúng Sau Đám Tang cần thực hiện gồm như sau:

– Lễ cúng 3 ngày

– Lễ cúng thất (gồm 7 thất)

– Lễ cúng 100 ngày

– Lễ cúng giỗ đầu

>>> Xem thêm tại bài viết: Các nghi thức cúng giỗ tại Việt Nam

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, việc tổ chức tang lễ cho người mất đối với người Việt là 1 việc rất quan trọng. Trong tang lễ từng quy trình, khâu nhỏ đều được thực hiện rất bài bản và tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.

Vì thế trong lúc tang lễ diễn ra tang gia có thể có nhiều thiếu xót trong việc tổ chức.

Mộ đá, lăng mộ đá Ninh Bình
Zalo Lang Mộ đá, lăng mộ đá Ninh Bình