Lăng Mộ đá – Bố trí phong thủy giếng trời như thế nào cho đúng?

Thiết kế giếng trời trong nhà được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để không khí được lưu thông, thu hút ánh sáng tự nhiên cho các phòng, giúp không gian sống trở nên thoáng mát, dễ chịu hơn. Theo quan niệm phong thủy, giếng trời là nơi hấp thu nguyên khí giao hòa của đất trời. Vì thế, khu vực này cũng cần được bố trí, sắp xếp hài hòa, tránh những điều phạm, khiến mọi thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng. Bố trí phong thủy giếng trời như thế nào cho đúng? Mời quý vị cùng tham khảo bài viết dưới này với chúng tôi.

Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thức thẳng đứng, được thông từ tầng trệt đến mái nhà ở hoặc nhà cao tầng. Thông thường trong các công trình xây dựng thường có giếng trời. Giếng trời được xem là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật.

Công dụng của giếng trời

Chức năng của giếng trời là hứng gió, lấy ánh sáng và trao đổi khí giữa không gian trong nhà. Ngoài ra nó còn có thể là điểm thiết kế tạo nên điểm nhấn khác biệt cho ngôi nhà.

  • Lấy sáng: Các ngôi nhà cao tầng ngày càng nhiều nên không gian sống không nhận đủ ánh sáng. Vì thế giếng trời là giải pháp để giúp đưa ánh sáng vào nhà.
  • Đón gió, giúp không khí lưu thông: Với giếng trời, giúp lượng gió trong môi trường tự nhiên tràn vào không gian nhà nhiều hơn.
  • Giúp lưu thông khí trong nhà một cách tự nhiên, làm căn nhà trở nên thông thoáng.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn làm nổi bật kiến trúc của ngôi nhà.

Cấu tạo của Giếng trời

Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần:

  • Đáy giếng: thường nằm ở tầng trệt để trang trí cây xanh, hòn non bộ,… Không gian này có thể kết nối được với các phòng khác trong nhà;
  • Thân giếng: đây là khoảng cách nối từ đỉnh đến đáy giếng để lan tỏa ánh sáng cho các khu vực xung quanh;
  • Đỉnh giếng: nó là phần nằm ở trên cùng, thường là tầng thượng hoặc mái nhà. Nó thường sử dụng mái bằng kính và hệ khung của mái.

Giếng trời có vai trò như thế nào cho không gian sống?

Giếng trời là một khoảng không gian trống, được thiết kế theo hướng thẳng đứng, thông từ mái nhà xuống thẳng tầng trệt

Giếng trời là một bộ phận trong kiến trúc của các ngôi nhà hiện đại, thường thấy nhất ở những ngôi nhà ống (khi khó lấy sáng từ hai bên hông nhà).

Xét về mặt kiến trúc, giếng trời chính là phương pháp tối ưu để tiếp nhận nguồn sáng tự nhiên từ bên ngoài vào một cách dễ dàng, tạo nên sự thông thoáng, tránh bí bách, ngột ngạt. Nó giúp các thành viên gần gũi với thiên nhiên hơn, có những cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nhờ việc bố trí giếng trời, ngôi nhà cũng có thêm điểm nhấn ấn tượng.

>>> Quý khách tham khảo thêm: Văn khấn cúng giếng, đào, xây giếng và đặt Giếng đá

Xét theo phong thủy, giếng lấy sáng có tác dụng rất lớn trong việc đem tới sự cân bằng sinh khí cho căn nhà, giúp mang lại sức khỏe, tài lộc cho gia chủ. Chính vì thế, vị trí của chúng cũng cần phải được bố trí phù hợp, tránh những vi phạm tuyệt kỵ để không gây ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình.

Gieng troi trong nha
Gieng troi trong nha

Bố trí phong thủy giếng trời

Vị trí Giếng trời

Giếng đăt tại khu vực chính giữa (trung cung)

Vị trí trung tâm ngôi nhà được xem là nơi để giếng trời tốt nhất, bởi nơi đây sẽ lấy ánh sáng và không khí tốt, tỏa đều cho không gian ngôi nhà, về phong thủy thì nó giúp điều hòa, cân bằng năng lượng. Giếng trời bố trí tại trung cung của nhà thuộc hành Thổ, hài hòa với các hành khác theo một trong hai nguyên tắc:

Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa

Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung

>>> Xem thêm: Bài văn khấn cô Chín đầy đủ nhất – Mẫu Lăng Mộ đẹp Ninh Bình

Về cơ bản, Thổ chính là cầu nối để bốn hành Kim, Mộc, Thủy có thể tương tác, tăng giảm, cân bằng với nhau, thông qua các yếu tố: màu sắc, vật liệu, kiểu dáng mà tạo nên một không gian có sinh khí hài hòa, tốt nhất cho gia chủ.

Giếng trời hợp phong thủy thường được bố trí tại các cung tốt lành (Tài lộc hay Thiên Mạng) và thường đặt ở hướng Đông, Nam hoặc Tây, không đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà.

Làm giếng lấy sáng cho nhà khuyết góc thì gia chủ nên lưu ý đặt vào các góc khuyết thuộc hành Hỏa để tạo ra sự vuông vắn cho không gian, đúng với quy luật Hỏa sinh Thổ theo thuyết âm dương ngũ hành.

Với giếng có diện tích nhỏ hẹp, có thể bố trí cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (thuộc hành Hỏa) để giúp không khí lưu thông và vận chuyển tốt hơn.

Đối với những ngôi nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc cầu thang lệch, gia chủ có thể làm giếng trời dạng xiên, để làm tăng sự thông thoáng.

Giếng không đặt ở chính giữa (trung cung)

Nếu như giếng trời không nằm ở khu vực trung cung thì gia chủ có thể đặt ở các vị trí khác như:

Bố trí giếng trời ở góc để sửa chữa góc khuyết. Bên cạnh đó, nên kết hợp thêm tiểu cảnh để kích hoạt luồng khí tốt, điều hòa, cân bằng sinh khí trong nhà.

Tạo không gian hồ nước cho giếng trời, vừa làm giảm sự nóng nực do ánh mặt trời chiếu xống, mà vẫn đảm bảo được độ sáng, vừa tạo sự sinh động, dễ chịu cho không gian.

Phong thủy có nguyên tắc “tụ thủy tắc khí bất tán”. Tụ thuỷ nhưng không để úng thuỷ, tức là nước phải có sự chuyển động, luân chuyển, như vậy mới tránh tù đọng và kích thích cho dòng năng lượng luân chuyển.

Gia chủ có thể đặt bể cá có bơm nước tuần hoàn, hoặc đơn giản là một hệ thống phun nước.

Chú ý: Vì giếng trời mang tính động, là nơi ánh có nắng và gió, nên tối kỵ đặt bếp gần khu vực này, vì bếp cần phải “tàng phong” thì mới có thể “tụ khí” được.

Khi cạnh bếp hoặc phòng ăn

Làm giếng lấy sáng ở phòng ăn, nên bố trí dạng thẳng có mái che hoặc dạng ống để Mộc sinh Hỏa cục tốt.

Trường hợp ngôi nhà của gia chủ có giếng trời cạnh phòng bếp nên dùng cây cảnh, suối nước để tạo sự tương sinh (Thủy sinh Mộc).

Nếu giếng cạnh phòng ngủ cần bố trí những chậu cây cảnh để không gian được thoáng mát, nhận được sinh khí, tốt cho sức khỏe.

Thiết kế Lăng mộ đá, Mộ đá và Báo giá Lăng mộ đá Ninh Bình năm 2021
Tư vấn, báo giá thiết kế, phối cảnh, xây dựng Lăng mộ đá, Mộ đá gia đình, dòng họ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG năm 2022

Đặt giếng trời ở đâu thì tốt?

Việc mở giếng trời không những giúp thu nhận được ánh sáng tự nhiên và giúp ngôi nhà được thoát gió, mà còn giúp cân bằng, điều hòa Âm – Dương. Bố trí giếng trời ở trung tâm căn nhà chính là giải pháp tốt nhất để kích hoạt năng lượng, tăng tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ.

Tuy nhiên, nếu ngôi nhà không có chiều sâu lớn, diện tích nhỏ, không bị tối thì không nhất thiết phải làm giếng trời. Việc mở nhiều khoảng lấy sáng có thể dẫn đến Dương thịnh Âm suy, trong nhà lúc nào cũng thấy nóng nực (đặc biệt là ngôi nhà ở hướng Tây, khi ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu vào mỗi buổi chiều).

Khu vực trung cung, khu vực thái cực là nơi có các bộ sao vượng hướng. Nếu nơi này không có các sát khí của địa khí như Tam Sát, Thiên Hình, Độc Hoả, Đại Sát và Thiên Khí thì gia chủ mở giếng trời tại đây là tốt nhất.

Vì giếng trời không có hướng, nên chúng ta không cần xem xét đến hướng của nó. Thế nhưng, không nên mở giếng trời tại phía Bắc căn nhà, bởi hướng này thuộc cung Khảm, thường có khí xấu không tốt cho sức khỏe của con người.
Lưu ý về kích thước và hình thế

Không nên để kích thước quá nhỏ, vì như vậy sẽ không hấp thu được nguyên khí của trời đất vào trong không gian sống, thậm chí có thể tạo hiệu ứng ngược, tạo nên những luồng sát khí. Giếng lấy sáng là nơi tiếp nhận sinh khí và chuyển giao tới nhiều không gian sống, nên không để gần nhà vệ sinh, kéo theo uế khí, tạp khí tới các phòng khác.

Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà, quý gia chủ có thể thiết kế giếng lấy sáng với hình thế sao cho phù hợp, tương sinh với ngũ hành. Nhà hình Mộc, giếng cũng nên là hình Mộc (hình chữ nhật), hoặc hình Thủy uốn lượn. Nhà hình Thổ vuông vắn thì nên để giếng có hình Kim – tròn, elip

Khi mở giếng, gia chủ cần cân nhắc xem nhà mình ở hướng nào, để bố trí loại mái che cho phù hợp, giúp chủ động hơn trong việc chống mưa, tránh nắng, điều tiết ánh sáng vào nhà.

Mẫu Lăng Mộ đá, Báo giá Lăng Mộ đá đẹp 2022