Mẫu thiết kế Cuốn thư đá vuông cho Nhà thờ họ

ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN giới thiệu Mẫu thiết kế, bản vẽ 3D Mẫu Cuốn thư đá vuông cho Nhà thờ họ/Nhà thờ tổ, mẫu thiết kế rất ấn tượng, trang trọng và được nhiều gia chủ, dòng họ lựa chọn hiện nay. Hoa văn chủ đạo của Cuốn thư là Chữ Phúc, hai bên là hình ảnh Hạc cưỡi Rùa; hai bên là hoa văn Tứ Quý – Tùng Trúc, Cúc Mai ở hai mặt cuốn thư; Cột cuốn thư là dạng cột đèn trang trí, thân cột chạm Bình hoa Sen cổ; Chân đế cuốn thư dạng triện vuông cổ kính.

Phoi canh Cuon thu da Nha tho ho dep
Phoi canh Cuon thu da Nha tho ho dep
Mau thiet ke Cuon thu da dep
Mau thiet ke Cuon thu da dep

>>> Quý khách tham khảo thêm:

  • Tổng hợp TOP 16 Mẫu Lăng mộ đá cho các gia đình, dòng họ đẹp tại Làng đá Ninh Bình.
  • Mẫu Cuốn thư đá vàng hồng đẹp cho Nhà thờ họ/Từ đường;

Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa có ý nghĩa gì?

Trước tiên, theo quan điểm của người Việt, rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó, rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.

Còn hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ.

Bởi vậy, sự kết giữa 2 con vật linh là rùa và hạc này đội nhau đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ”. Thể hiện cho khát vọng trường tồn, biểu tượng cho một sự may mắn.

Mặt khác, cũng có cách lí giải khác cho rằng rùa là loài vật sống ở dưới đất, còn hạc là loài sống ở trên cao. Khi hạc đứng trên mình rùa tạo thành một cặp. Hình ảnh đó thể hiện sự hài hòa, gắn kết giữa hai thái cực âm dương.

Lăng thờ đá cao cấp với Chiếu SEN đá đầm và hai Mộ đá tròn bạt băm đỉnh cao
Lăng thờ đá cao cấp với Chiếu SEN đá đầm và hai Mộ đá tròn bạt băm đỉnh cao – Hình ảnh Hạc cưỡi Rùa cũng được Đá mỹ nghệ Anh Quân chạm khắc hoa văn trong một số hạng mục như Lăng thờ đá; Tấm bưng Lan can đá,…

Hình ảnh Hạc trong văn hóa người Việt Nam

“Nói về hình ảnh con hạc trong văn hóa của người Việt Nam, ông cho biết: “Con hạc đầu đội công lý, mắt biểu trưng cho mặt trời và mặt trăng, cánh là gió, lông là cây cỏ, còn chân có ý nghĩa là đất. Bởi vậy, đây là một linh vật biểu tượng cho không gian, cho bầu trời và lực dương.

Ngoài ra, những con hạc được thiết kế với chiếc mỏ há ra đang ngậm viên ngọc thể hiện sự trong sáng, còn biểu trưng cho đạo pháp. Thực chất hạc là con chim thiêng biết giảng về đạo lí.

Còn con rùa thuộc phần âm, biểu trưng cho đất. Đó vẫn là tư duy nông nghiệp, âm dương đối đãi tồn tại từ bao đời nay ở dân tộc Việt ta. Cho nên, hình ảnh hạc đứng trên mình rùa về mặt nào đó, chính là biểu tượng của sự trường tồn.”

Chim Phượng cưỡi rùa
Hình ảnh Chim Phượng cưỡi rùa

>>> Xem thêm tại bài viết: Họa tiết Chim Phượng trong điêu khắc các sản phẩm truyền thống.