ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN – Đơn vị tư vấn, thi công, xây dựng Lăng Mộ đá, Mộ đá đẹp, Cột đá Nhà thờ họ/từ đường SỐ 1 tại Việt Nam giới thiệu tới quý khách, độc giả: Cách xem Long mạch, các loại Long mạch tốt – xấu?
[joli-toc]Long mạch là gì?
Nội dung chính
Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí. Vì vậy, các nhà phong thủy gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi. Vậy cách tìm long mạch như thế nào? Các loại long mạch tốt xấu ra sao?
LONG MẠCH TRONG PHONG THUỶ
Phong thủy là một học thuyết dựa vào việc lựa chọn hoàn cảnh môi trường được phát triển trong thực tiễn cuộc sống trong suốt thời cổ đại ở Trung Quốc. Nó được sinh ra và phát triển dưới tiền đề của thực tế cuộc sống, là một hệ thống tri thức có tính ứng dụng rất cao, có những phương pháp thao tác ứng dụng đặc biệt. Qua một thời gian dài, do sự truyền bá của phong thủy có tính thần bí, phương pháp thao tác của phong thủy bị người ta coi là điều cao sâu khó nắm bắt, vì vậy người hiểu biết phong thủy thường chỉ biết điều tất nhiên mà không biết nguyên nhân, nhìn thấy cái ngọn mà không thấy cái gốc.
Ngày nay, chúng ta nghiên cứu về phong thủy phải bắt đầu từ việc nghiên cứu phương pháp thao tác của phong thủy, “Vạn sự đều có căn nguyên” tức là hiện tượng nào, sự vật, sự việc nào cũng đều có nguyên nhân, có nguồn gốc của nó, có như vậy mới có thể hiểu được chính xác toàn bộ quá trình hình thành của môn phong thủy.
Dù là phong thủy phái hình thế hay phong thủy phái lý khí, “Tướng địa” (xem hình dạng cuộc đất) đều phải tuân theo một trình tự là:
- Trước tiên lựa chọn hình thế lớn của núi sông
- Sau đó lựa chọn hoàn cảnh môi trường nhỏ của cuộc đất, tức là từ lựa chọn vĩ mô đến lựa chọn vi mô. Sự lựa chọn hoàn cảnh môi trường vĩ mô và hoàn cảnh môi trường vi mô đều không thể tách rời La kinh phong thủy.
Lựa chọn mô hình núi sông chủ yếu là việc lựa chọn hoàn cảnh môi trường lớn bên ngoài nơi ở, như long mạch, sa thủy, huyệt hình, tọa hướng, v.v… tức là tương đương với 5 yếu tố lớn là “long, huyệt, sa, thủy, hướng” ở trong “Địa lý ngũ quyết”.
LONG MẠCH LÀ GÌ
Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí. Vì vậy, các nhà phong thủy gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi.
Nói về long mạch phải phân biệt mạch chính và mạch nhánh. Tìm được mạch chính mà lại đặt huyệt ở mạch nhánh là không cát.
Long mạch có quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Nếu chân long (long mạch chính) thì cần có nhiều gò núi bảo vệ. Nếu có nhiều gò núi hộ vệ, chủ về sự phú quý. Nhưng nếu mất khí của long mạch là đại hung.
Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát thủy khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), minh đường (khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi ở bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi ở bên phải huyệt mộ).
Thế của long mạch lấy mềm mại, linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn như cá nhảy chim bay gọi là sinh long, là địa huyệt cát. Nếu long mạch thô thiển, ngang, ngược, cồng kềnh, uể oải như cây khô, cá chết là tử long, là địa huyệt hung.
Nhà phong thủy chia long mạch thành các loại: cường long, nhược long, phì long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long, chân long, giả long, quý long, tiện long…
Long mạch được núi vây quanh dày đặc là sự bao bọc, hộ vệ tốt hay còn gọi là có tình – không lệch, không đi ngược nên các thầy nói là “Sơn Thủy đồng hành – Sơn thủy hữu tình”. Hình thế long mạch được xem là cát thì phải đoan trang, nho nhã, tú lệ. Nếu chủ (long mạch chính) và khách (long mạch nhánh) không phân biệt được rõ ràng, núi mọc lung tung, đá núi lộn xộn, hình thù kỳ quái là ác hình. Nơi đây an táng rất hung, là đại kỵ.
CÁCH TÌM LONG MẠCH TỐT? TẦM LONG
Công việc của một thầy Phong Thủy đó là các bước: Tầm Long, điểm Huyệt, phân kim, lập hướng.
Thứ nhất trong thao tác xem phong thủy là phải xác định hình thế của lai long (rồng đến, tức hướng long mạch đến) trên phạm vi vĩ mô. Liên quan đến khái niệm “long mạch”, rất nhiều sách phong thủy đã bàn tới, tác giả Diệp Cửu Thăng trong tác phẩm “Địa lý đại thành, sơn pháp toàn thư” có ghi: “Long là gì? Chính là sơn mạch… đất là thịt của rồng, đá là xương của rồng, cỏ cây là râu tóc của rồng”. Một tác phẩm phong thủy khác là “Âm Dương nhị trạch toàn thư” cũng có ghi: “Địa mạch đi đứng nhấp nhô là rồng”…
Thật ra, long mạch trong phong thủy là chỉ tình trạng mặt đất nhấp nhô (xét về ngoại hình, sơn mạch liên quan đến sinh khi ở trong đất). Long mạch không chỉ có ở nơi núi cao sông sâu mà ngay cả ở nơi bình địa tức đồng bằng hay như ngay trên đồng ruộng bởi “Cao nhất thốn vi sơn, hạ nhất thốn vi thủy” cao một tấc cũng là núi, thấp một tấc cũng là nước là đã hình thành nên địa thế phong thủy.
Nhìn thế đi của núi non để tìm long mạch, trong phong thủy là nghiên cứu về nguồn gốc của long mạch đến, cũng tức là liên quan đến sinh khí. Hoàng Diệu Ứng đời Tống đã viết trong tác phẩm “Bát sơn thiên”: “Phương pháp tìm long, tìm tổ tông, tìm nơi ở của tổ tông, phụ mậu là phương pháp cao siêu”. Tức ý nói là tìm long trước tiên phải tìm núi tổ tông, sau đó tìm núi phụ mẫu. Núi tổ tông là nơi quần sơn phát mạch, núi phụ mẫu là đầu vào của sơn mạch ở huyệt trường. Thông thường bắt đầu từ nơi quần sơn phát mạch, sự sắp xếp của các núi là: “Trước tiên đỉnh nhô cao là tổ, đỉnh thứ đến là tông, sau đó hai đỉnh bên trái bên phải là phụ mẫu”, “Bắt đầu từ tổ tông mà thấy thai tức dựng dục của phụ mẫu”, cuối cùng “xem xét hình thế mà tìm huyệt”. Sở dĩ nhấn mạnh long mạch phải ở xa xôi đến là vì “Ở xa thì long mạch dài, đắc thủy nhiều, ở gần thì long mạch ngắn, đắc thủy ít”. Trong phong thủy lấy đắc thủy làm ưu tiên, tàng phong là kế đến, ở miền núi thì tàng phong làm trọng, ở đồng bằng thì đắc thủy làm trọng, vì vậy long mạch từ xa đến thường là nước chảy dài mà đến, cho nên mới nói “Nguồn xa chảy dài”.
Nơi tàng phong đắc thủy thì mới tụ khí và sẽ có Long huyệt quí.
Long lớn thế lớn, đó là điều trong phong thủy thường yêu cầu. Người ta đã dựa vào hình thái của dãy núi để chia long mạch ra làm 9 hình thức là:
- – Hồi long – Hình thế uốn lượn, hướng về tổ tông giống như rồng khoanh hổ ngồi.
- – Xuất dương long – Hình thế uốn lượn vươn tới giống như con thú ra khỏi rừng, con thuyền vượt biển.
- – Giáng long – Hình thế sừng sững uy nghi, núi cao dốc đứng, giống như nhập triều đại tọa, phi ngựa phất cờ
- – Sinh long – Hình thế cong lượn, tầng tầng lớp lớp, như con rết dương chân, như chuỗi ngọc, như dây leo.
- – Phi long – Hình thế bay lượn, trầm bổng nhanh nhẹn, như con nhạn vút lên, như chim ưng sải cánh, hai cánh mở rộng như phượng múa loan bay.
- – Ngọa long – Hình thế vững vàng chắc chắn như hổ ngồi, như voi đứng, như trâu ngủ, như tê giác nằm.
- – Ẩn long – Hình thế bàng bạc, mạch lý tiềm tàng, hiện lên như tấm thảm trải dài ra.
- – Đằng long – Hình thế cao xa, to lớn hiểm trở như vút lên trời cao, mây mù giăng tỏa.
- – Lãnh quần long – Hình thế dựa theo, thưa dầy tụ hợp như bầy hươu, bầy cừu chạy, như bầy cá bơi, như bầy chim bay.
Bát Sơn thiên và Ngũ thế là gì?
Ngoài ra, trong “Bát sơn thiên” còn đưa ra khái niệm “Ngũ thế” như sau:
- – Chính thế – Long mạch phát xuất từ phương Bắc hướng về phương Nam. .
- – Trắc thế – Long mạch phát xuất từ phía tây, kết huyệt ở phía bắc, mà hướng về phương Nam.
- – Nghịch thế – Long mạch ngược với thủy mà hướng lên, thủy thuận chảy xuống.
- – Thuận thế – Long mạch thuận theo thủy mà hướng xuống, thủy nghịch mà chảy lên.
- – Hồi thế – Thân long mạch quay về sơn tổ làm hướng
CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI LONG MẠCH TỐT VÀ XẤU
Vì long mạch biến hóa đa đoan, cho nên chủng loại của nó trong thực tế cũng rất nhiều. Nhưng khái quát lại, còn có một phương pháp phân loại khác là: sinh long, tử long, cường long, nhược long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, phúc long, bệnh long, kiếp long, sát long. Trong số đó
- Sinh long, cường long, thuận long, tiến long, phúc long là cát long (tức long mạch tốt)
- Tử long, nghịch long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long là các long mạch xấu.
Cụ thể như sau:
Sinh long:
Thế núi hùng vĩ, tinh phong tú bạt, thế đi lỗi lạc, phải trái có vây cánh, các chi hoạt bát mà hướng tới trước, đều có sinh khí. Cho nên loại long mạch đến này rất tốt.
Tử long:
Thế núi cứng nhắc như rắn chết, thiếu tay chân, loại long mạch này không hiển linh.
Cường long:
Thế núi hùng vĩ, thế đi ngang tàng, sức mạnh cực lớn như vạn mã phi nước đại. Cho nên, đây là loại long mạch rất tốt.
Nhược long:
Thế núi đến ốm yếu, giống như bộ xương khô, phân nhánh co rút, lực của sơn thể cũng vậy. Loại long mạch đến này không tốt.
Thuận long:
Loại long mạch này thế thuận mà xuất, phân nhánh đều bài bố thuận, thế đi đoàn tụ, tôn ty có trật tự cùng tiến tới, trên dưới chiếu cố nhau, phải trái ôm vào, đều là hữu tình mà không quên. Loại long mạch này rất quý.
Nghịch long:
Thế long mạch đang đi tới bỗng quay ra sau, cao thấp loạn xạ, ngọn núi nghiêng lệch, phân nhánh đều theo hướng nghịch lại, thanh long bạch hổ đều không hộ vệ thế đi trái khuấy. Loại long mạch này cũng rất xấu.
Tiến long:
Thế núi đế nhau dư, phân nhánh đều nhau giống như ôm xuống, hình thế hậu long từng đoạn tăng cao dần. Loại long mạch này cũng rất tốt.
Thoái long:
Thế núi mất trật tự, tay chân ngắn dần, thế long mạch lùi về sau, thế đi gắng gượng, bắt đầu nhỏ về sau càng lớn. Loại long mạch này rất xấu.
Phúc long:
Long mạch lấy tổ tông làm tôn quý, bản thân long mạch đến hai bên đều kín kẽ, trước sau chiếu cố nhau, chân tay tuy không lớn nhưng cồ kho có lẫm, sơn minh thủy tú, ngọn núi không không cao chót vót .nhưng không thô không xấu. Đây là long mạch chủ về phát phúc lâu dài.
Bệnh long:
Bản thân long mạch bất toàn, có đẹp có xấu, phân nhánh bên có bên không, bên sinh tử, bên đẹp bên xấu, hoặc một bên thì kín kẽ, một bên thì khuyết hảm. Loại long mạch này thuộc về long mạch xấu.
Đồng bệnh long:
Long mạch đến tinh phong tú bạt, hẻm núi kín kẽ, phân nhánh thuận nhiều trông rất ưu mỹ. Nhưng vì chỗ trọng yếu của long mạch đến: hoặc gãy khúc, hoặc nát vụn, hoặc lẫn lộn đất đá, nên không tốt.
Kiếp long:
Loại long mạch đến này phân nhánh rất nhiều, nhưng lại không đoan chính, đông tây loạn xạ khiến chân khí phân tán, long mạch không tụ, không tốt.
Sát long:
Long mạch đến mang theo sát khí, vì bản thân rời sơn tổ mà đến nên đá núi hiểm trở, lởm chởm. Loại long mạch này rất xấu. “Cửu long”, “Ngũ thế” và cách phân loại trên đều là những cách phân biệt long mạch trong quá trình xem cuộc đất trong phong thủy. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ “Phái hình pháp”, là một cách phân loại địa thế, địa thể theo hình dạng thế núi dựa vào địa hình địa thế. Nhưng những người đi tiên phong của phái Lý khí còn tiến hành phân loại những hình thế tổng quát của hình dạng núi, đã đưa ra thuyết “Ngũ tinh” và thuyết “Cửu tinh” .
Thuyết “Ngũ tinh” chủ yếu chịu ảnh hưởng của thuyết ngũ hành, đã phân chia hình thái của các đỉnh núi ra thành 5 loại kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Kim đầu tròn mà chân rộng, mộc đầu tròn mà thân thẳng, thủy đầu bằng mà có sóng giống như rắn bơi trong nước, hỏa đầu nhọn mà chân rộng, thổ đầu bằng mà chân thanh tú đẹp đẽ.
Trong phong thủy cho rằng nếu như trong môi trường có đủ cả năm hình thế núi thì khí vận hành là tốt nhất, trong đó cũng có vẽ đính kèm rất nhiều những hình đồ của thuyết Mệnh lý tinh quái.
Vì chịu ảnh hưởng của Lạc thư cửu cung, trong phong thủy lại chia thế núi ra thành 9 loại hình, gọi là “Cửu tinh”. Cửu tinh bao gồm: Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật.
Cửu tinh thông thường liên hệ với quái vị, cát hung và ngũ hành sinh khắc hàm ý cơ bản của chúng đều theo thuộc tính của ý nghĩa tên tinh tú, ngũ hành và thứ tự cát hung như sau:
- – Tham Lang, Sinh Khí, thuộc mộc – thượng cát.
- – Vũ Khúc, Diên Niên, thuộc kim – thượng cát.
- – Cự Môn, Thiên Y, thuộc thổ – trung cát.
- – Tả Phụ, Phục Vị, thuộc mộc- tiểu cát.
- – Phá Quân, Tuyệt Mệnh, thuộc kim – đại hung.
- – Liêm Trinh, Ngũ Quỷ, thuộc hỏa – đại hung.
- – Lộc Tồn, Họa Hại, thuộc thổ – thứ hung.
- – Văn Khúc, Lục Sát, thuộc thủy – thứ hung.
- – Hữu Bật – Bất Định.
Quan niệm cát hung của cửu tinh chủ yếu là dùng vào việc xem dương trạch (xem nhà ở).
Khi phân biệt về hình thế của long mạch, còn phải chú ý đến hoàn cảnh chung quanh chủ long, phải có che chắn bảo vệ, hai bên long mạch phải có tiền hô hậu ủng mới có thể cho là khí thế to lớn hùng tráng.
Mọi chi tiết Quý khách xin vui lòng liên hệ:
ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN
Địa chỉ: Làng nghề Đá mỹ nghệ, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại/zalo: 0915.895.699
Tìm hiểu thêm về Táng thư và Quách phác
Táng thư là điển tịch tự thuật về phong thủy âm trạch. Quách phác cho rằng, phúc họa, giàu sang, phú quý hay nghèo hèn của mỗi người được quyết định bởi phần đất mồ mả, đưa ra khái niệm về phong thủy, cho rằng “Khí gặp gió thì bị phân tán, gặp nước thì bị ngăn lại, người xưa có thể làm cho nó tụ tập lại mà không bị phân tán, khi vận dụng có thể làm cho nó bị dừng lại, đó chính là phong thủy”. Ngoài ra, Táng thư còn tự thuật về việc lựa chọn địa hình, cát hung của đất mồ mả.
[100+] Mẫu Lăng mộ đá đẹp 2021, Báo giá Lăng mộ đá 2021 [Mới nhất]