Ngũ bất táng – táng vào chỉ có hung huyệt, Mẫu Lăng mộ đá Anh Quân Ninh Bình chia sẻ tới độc giả và quý khách hàng: 5 loại núi không nên an táng gồm: đồng sơn, đoạn sơn, thạch sơn, độc sơn, quá sơn.

Ngũ bất táng
Nội dung chính
1. Đồng sơn
Màu đất khô cháy, cây cỏ không mọc được, núi trọc. Núi như vậy thì đất khô, mạch kiệt, không thể sinh khí, là loại núi nên tránh khi táng mộ.
2. Đoạn sơn
Thế núi gãy ngang, sinh khí đi theo mạch đất; thế mạch gãy, sinh khí đứt đoạn, là loại núi không nên chôn cất.
3. Thạch sơn (núi đá)
Đất kết huyệt không thể là vách núi cheo leo, hoặc núi đá nhô nổi. Đây là nơi oán khí trong núi đá sinh ra, đất nhiều sát khí, là nơi không nên an táng. Tuy nhiên, nếu chất đá mềm, vân đá ấm mượt, màu sắc tươi lại là cát địa.
4. Quá sơn
Thế núi không dừng, giống như lao đi, khí cũng giống như là khách ra đi, do vậy mà sinh khí không còn. Đó là nơi không nên an táng.
5. Độc sơn
Mạch long cô độc, núi không có thế bao bọc huyệt mộ, các dòng nước không tụ, không có núi Thiếu Tổ, núi Thái Tổ, núi Phụ Mẫu. Nơi như thế thì chỉ nên xây đền chùa, miếu mạo và là thế núi không nên an táng.

Táng huyệt vào long mạch – muốn cát phải chuẩn
Bát long là 8 loại long mạch ở 8 hướng theo bát quái. Sau đây là phương pháp sắp xếp các loại long mạch theo thuyết âm dương ngũ hành, rất thiết thực trong việc xác định huyệt cát để an táng – Phong thủy âm trạch

Dương Hỏa cục: Long mạch ở dưới hướng Bính (hướng số 12 – hướng Nam lệch Đông Nam) tụ khí kết huyệt, phải quay đầu về hướng Dần (hướng 5 – Đông Bắc lệch Đông). Dòng nước từ hướng Ất (hướng 8 – Đông lệch Đông Nam) bao bọc ngoài minh đường chảy đến hướng Tuất (hướng 21 – Tây bắc lệch Tây).

Âm Hỏa cục: Long mạch ở hướng Ất (hướng 8) kết huyệt, phải quay đầu về hướng Ngọ (hướng 13 – chính Nam). Dòng nước từ hướng Bính bao bọc ngoại minh đường đến hướng Tuất thì chảy đi. Dòng nước từ hướng Đông Nam (hướng Tốn) phải hợp Thủy cục Thân, Tý, Thìn, tức Nhâm long hoặc Tân long.
Dương Thủy cục: Long mạch ở hướng Nhâm (hướng 24) kết huyệt phải quay đầu về hướng Thân (hướng 17). Dòng nước từ hướng Tân (hướng 20) bao bọc ngoại minh đường, chảy đến hướng Thìn (hướng 9) thì chảy đi.

Âm Thủy cục: Long mạch ở hướng Tân kết huyệt phải quay đầu về hướng Tý (hướng 1 chính Bắc). Dòng nước từ hướng Nhâm (hướng 24) bao bọc ngoại minh đường chảy đến hướng Thìn (hướng 9) thì chảy đi. Dòng nước từ Tây Nam chảy đi: hướng Khôn phải hợp với Mộc cục Hợi, Mão, Mùi tức Giáp long, hoặc Quý long.
Dương Mộc cục: Long mạch ở hướng Giáp (hướng 6) kết huyệt phải quay đầu về hướng Hợi (hướng 23). Dòng nước từ hướng Quý (hướng 2) bao bọc ngoại minh đường, đến hướng Mùi (hướng 15) thì chảy đi.

Âm Mộc cục: Long mạch ở hướng Quý (hướng 2) kết huyệt phải quay đầu về hướng Mão (hướng 7). Dòng nước từ hướng Giáp (hướng 6) bao bọc ngoại minh đường, đến hướng Mùi (hướng 15) thì chảy đi.
Dương Kim cục: Long mạch ở hướng Canh (hướng 18) kết huyệt phải quay đầu về hướng Tỵ (hướng 11), dòng nước từ hướng Đinh bao bọc ngoại minh đường chảy đến hướng Sửu (hướng 3) thì chảy đi.
Xây dựng Khu lăng mộ đá đẹp, đá xanh rêu nguyên khối tại tỉnh Thái Bình
Âm Kim cục: Long mạch ở hướng Đinh (hướng 14) kết huyệt phải quay đầu về hướng Dậu (hướng 19), dòng nước từ hướng Canh bao bọc minh đường chảy đến hướng Sửu (hướng 3) thì chảy đi.
Lăng Mộ đá Anh Quân, Đại kị trong phong thủy âm trạch, Chọn huyệt cát tốt